2024 đánh dấu nhiều bước tiến vượt trội của ngành sản xuất Việt Nam và trên thế giới, nhưng đây cũng là năm các doanh nghiệp phải đối diện với nhiều thử thách từ áp lực cạnh tranh gia tăng, lạm phát, thiên tai... Đứng trước ngưỡng cửa 2025, liệu có tín hiệu nào khả quan cho thấy ngành sản xuất Việt Nam còn tiềm năng tăng trưởng vững bền?
Tình hình ngành sản xuất trong và ngoài nước năm 2024
Sau một quý tăng trưởng mạnh, sản lượng sản xuất toàn cầu đã giảm tốc đáng kể trong quý III/2024, chỉ đạt mức tăng 0,4% (theo UNIDO Statistics). Các chuyên gia cho rằng sự kết hợp của nhiều yếu tố như lạm phát cao, gián đoạn chuỗi cung ứng và bất ổn chính trị đã khiến ngành sản xuất toàn cầu đối mặt với nhiều khó khăn.
2024 là năm có nhiều biến động với ngành sản xuất trên toàn thế giới. |
Theo Reuters, với sự tăng trưởng mạnh mẽ đến từ các lĩnh vực tài chính, sản xuất và công nghệ, Singapore đã vượt qua dự báo và đạt mức tăng trưởng 5,4% trong quý III. Dự báo cho cả năm 2024 cũng được điều chỉnh lên 3,6%, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế này.
Tại Việt Nam, ngành sản xuất đã vượt qua những khó khăn do biến động thị trường và thiên tai để đạt được tăng trưởng tích cực. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023, cho thấy sự kiên cường và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp. Đặc biệt, ngành chế biến, chế tạo có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng chung. Tính chung 11 tháng, ngành công nghiệp ước tăng 8,4%. Đây là tín hiệu khả quan của nền kinh tế và cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của ngành sản xuất Việt Nam.
Chuyển đổi số - hướng đi cấp thiết với doanh nghiệp SMEs
Năm 2024, doanh nghiệp SMEs Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức, trong đó tối ưu hóa quy trình và ứng dụng chuyển đổi số là vấn đề nan giải. Chi phí cao, thiếu hụt nguồn lực là những rào cản lớn ngăn doanh nghiệp SMEs áp dụng công nghệ mới. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần chủ động thay đổi, tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bà Nguyễn Thị Lan, đại diện Nội thất Hà Lâm, chia sẻ: "Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với áp lực lớn trong việc giảm chi phí và nâng cao hiệu quả. Việc tìm kiếm giải pháp công nghệ để tối ưu hóa quy trình sản xuất là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp chúng tôi".
Lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, giảm thiểu chi phí. |
Câu hỏi “Làm sao để quản trị doanh nghiệp sản xuất vừa tiết kiệm chi phí, vừa đem lại hiệu quả?” luôn là chủ đề được các doanh nghiệp quan tâm.
Nhận thấy đây là yêu cầu bức thiết để đảm bảo sự tăng trưởng cho ngành sản xuất, nhà nước cũng có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp thay đổi. Cụ thể như Chương trình Hỗ trợ chuyển đổi số SMEvolution ngành sản xuất với sự kết hợp giữa Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng 1C Việt Nam. Chương trình mang đến cho các doanh nghiệp những sản phẩm quản trị tiêu chuẩn quốc tế với mức chi phí ưu đãi và sự hỗ trợ tận tình từ các chuyên gia hàng đầu.
Chương trình sẽ hỗ trợ cho tối đa 300 doanh nghiệp với tổng ngân sách 6 tỷ đồng, giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng các giải pháp quản trị sản xuất như Mini-ERP bao gồm giải pháp 1C:Company Management - phần mềm quản trị toàn diện cho doanh nghiệp SMEs và 1C:Business Lite - phần mềm quản trị đóng gói cho doanh nghiệp nhỏ, giúp tiết kiệm chi phí vận hành và thúc đẩy sự tăng trưởng cho doanh nghiệp.
Việc ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp đang là hướng đi đem lại nhiều tín hiệu tích cực và được các nhà quản lý đánh giá cao về hiệu quả. Đại diện một doanh nghiệp ứng dụng giải pháp chuyển đổi số để quản lý kho cho hay: “Sau khi áp dụng phần mềm 1C:Company Management của 1C Việt Nam, sự thất thoát nguyên vật liệu trong doanh nghiệp đã có sự cải thiện đáng kể, các vật tư nhỏ, lẻ cũng được kiểm soát kỹ càng hơn và giúp giảm đến 95% sự thất thoát vật tư so với trước đây. Đó là một con số tiết kiệm rất lớn cho doanh nghiệp”.
Như vậy, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất muốn nắm bắt được tiềm năng vươn xa cần chuẩn bị đầy đủ hành trang để gia tăng sức mạnh nội tại như bắt đầu ứng dụng giải pháp chuyển đổi số ngay từ hôm nay.