Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Đi đúng tốt hơn đi nhanh trong chặng khởi đầu làm sản phẩm công nghệ

Zalo Product Management Trainee (Zalo PMT) không còn là chương trình xa lạ với những bạn trẻ đang tìm kiếm môi trường làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển sản phẩm.

Zalo PMT anh 1

Zalo Product Management Trainee (Zalo PMT) không còn là chương trình xa lạ với những bạn trẻ đang tìm kiếm môi trường làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển sản phẩm.

Trong thời điểm mà cơ hội nghề nghiệp đang phải cạnh tranh gay gắt, không ít bạn trẻ muốn tìm một chương trình tốt - nơi họ được trao quyền và cơ hội để thể hiện mình dù tuổi nghề chưa nhiều. Vì thế, nhiều người chia sẻ họ hạnh phúc trong quãng thời gian được làm và trải nghiệm với nghề quản lý và phát triển sản phẩm (product management) tại Zalo.

Trao đổi với Zing, anh Trần Lê Duy Tiên - Quản lý sản phẩm cấp cao (Senior Product Manager), từng là mentor (người dẫn dắt) Zalo PMT năm 2021 cho biết quan điểm của những người đứng đầu chương trình đào tạo là “đi đúng tốt hơn đi nhanh”. Trong quá trình phỏng vấn các ứng viên cho vị trí phát triển sản phẩm ở Zalo, anh nhận ra có 2 vấn đề lớn các ứng viên gặp phải.

Trường hợp đầu tiên là các bạn bị “hổng” mất khả năng tư duy về bài toán của người dùng và tìm giải pháp do công việc chỉ làm theo đơn đặt hàng. Trường hợp thứ hai là những người đã đi làm lâu năm, trải qua rất nhiều công ty khác nhau nhưng thời gian ở mỗi sản phẩm không lâu nên họ không thể đúc kết kinh nghiệm thành kiến thức.

Zalo PMT anh 2

“Công việc quản lý phát triển sản phẩm là tìm và giải quyết các bài toán, nhu cầu của người dùng. Nếu muốn đi theo con đường này, bạn nên suy nghĩ thật kỹ về môi trường bắt đầu. Liệu ở đó, bạn có được tự mình đi tìm giải pháp hay sẽ là nơi bạn chỉ triển khai các giải pháp ai đó đã vẽ ra sẵn? Những người nhiều kinh nghiệm sẵn sàng đi cùng bạn không?”, anh Tiên chia sẻ.

Tích lũy từ kinh nghiệm bản thân, cựu mentor Zalo PMT 2021 tin người thầy đầu tiên thường sẽ quyết định tư duy của các bạn trẻ sau này. Ngoài ra, môi trường làm việc chuyên nghiệp của Zalo cũng là yếu tố đảm bảo một tương lai “vững” hơn cho người trẻ.

Khi chọn một nơi để khởi đầu giấc mơ làm công việc phát triển sản phẩm, anh Tiên khuyên các bạn trẻ nên cân nhắc về lượng người dùng sẽ sử dụng sản phẩm họ làm ra. Việc có cơ hội làm ở các sản phẩm nhiều người dùng sẽ giúp các bạn trẻ có nhiều kiến thức lẫn kinh nghiệm về việc phân tích nhu cầu và hành vi của khách hàng.

Mặt khác, môi trường làm việc cũng cần đảm bảo yếu tố ổn định để các bạn thực tập sinh yên tâm đi cùng sản phẩm trong thời gian đủ dài, qua các chu kỳ phát triển. Chính quá trình này hỗ trợ các bạn đúc kết kiến thức.

Zalo PMT anh 3

Nói về kinh nghiệm bản thân khi còn trẻ, anh Tiên cho biết mình có định hướng rõ ràng khi bước chân vào nghề này. Anh xác định mình phải trở thành người nghĩ ra giải pháp cho các vấn đề do đó anh luôn ưu tiên những môi trường phù hợp để phát triển bản thân.

“Trong quá trình làm việc, tôi luôn xác định tâm thế kiên trì, học hỏi và đón nhận thử thách. Đó là 3 điều quan trọng với công việc này”, anh kết luận.

Lê Anh Đức (24 tuổi) là cựu Zalo PMT 2021 và tiếp tục gắn bó với Zalo cho đến hiện tại. Có nhiều lý do để Đức lựa chọn tham gia Zalo PMT, tuy nhiên động lực lớn nhất vẫn là việc anh được truyền cảm hứng từ đàn anh trong nghề có “xuất thân” Zalo.

Qua lời chia sẻ của người đi trước và tự bản thân tìm hiểu, Anh Đức ấn tượng với Zalo vì cách làm sản phẩm luôn lấy người dùng làm trung tâm, cung cấp những trải nghiệm tốt nhất. Điều này thể hiện rõ qua việc hàng triệu người Việt đang sử dụng sản phẩm của Zalo mỗi ngày. Đây là lý do thôi thúc Đức trở thành một trong những người góp sức mang đến sản phẩm tốt hơn cho người dùng.

Zalo PMT anh 4

Phương Uyên (23 tuổi) cũng là một bạn trẻ phụ trách về mảng phát triển sản phẩm tốt nghiệp từ chương trình Zalo PMT. Uyên chia sẻ mình nhận ra niềm yêu thích và quyết tâm đi theo con đường này khi tìm hiểu về phát triển sản phẩm dù trước đó cô chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào trong lĩnh vực tương tự.

Sau thời gian tìm việc, Uyên nhận thấy ngành phát triển sản phẩm có rất ít cơ hội dành cho các bạn trẻ mới ra trường khi đa số công ty chỉ tuyển người với 2-3 năm kinh nghiệm. Khi tìm hiểu thông tin về Zalo PMT, Uyên lập tức nộp đơn.

“Trong suốt 2 tháng đầu tham gia chương trình PMT, chúng tôi được đào tạo rất kỹ về tư duy thiết kế (design thinking). Việc duy nhất PMT cần làm là tham gia học lý thuyết, làm bài tập thực hành và nhận lương. Chứng tỏ Zalo rất xem trọng 2 tháng này. Công ty trang bị đầy đủ kiến thức cho chúng tôi trước khi bước vào dự án thực tế”, Uyên chia sẻ.

Mỗi bạn trẻ tốt nghiệp từ Zalo PMT đều có câu chuyện và công việc riêng trong thời gian tham gia chương trình. Tuy nhiên, mỗi người đều đã hoàn thành các sản phẩm và tạo ra tác động tới lượng lớn người dùng của Zalo.

Phạm Hữu Duy Khánh (21 tuổi) là một bạn trẻ tốt nghiệp từ Zalo PMT 2021. Đối với Khánh, Zalo PMT là chương trình đào tạo chuyên nghiệp, ứng viên không bị giới hạn bởi tuổi tác hay kinh nghiệm. Khánh quyết định nộp đơn chỉ sau vài phút tìm hiểu. Đồng hành cùng Zalo hơn một năm kể từ khi tốt nghiệp Zalo PMT 2021, Khánh hiện phụ trách dự án phát triển công cụ tạo mã QR.

Zalo PMT anh 5

“Thời gian đầu khi tham gia, mình thấy việc thuyết phục các bên liên quan tin vào ý tưởng cũng như giải pháp của mình là khó khăn nhất. Đến nay, mình vẫn không ngừng học để bổ sung kiến thức, kĩ năng. Việc có nhiều thông tin và kiến thức sẽ giúp mình nhạy bén hơn trong việc giải quyết bài toán sản phẩm", Khánh cho biết thêm.

Zalo PMT anh 6

Trong khi đó, công việc của Anh Đức lại là dự án cải thiện tương tác trên trang profile doanh nghiệp (Business OA Profile). Anh và các đồng nghiệp phải giải quyết bài toán tương tác 2 chiều giữa người dùng và doanh nghiệp. Họ muốn đưa OA profile trở thành nơi giúp doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ, chính sách, ưu đãi… Đồng thời, giúp người dùng có thể xem thông tin, nhắn tin với những doanh nghiệp họ quan tâm một cách dễ dàng.

“Chưa bao giờ tôi nghĩ mình có thể phụ trách tính năng ảnh hưởng đến một lượng người dùng lớn như vậy. Đối với tôi, dự án PMT này là thử thách và cũng là cơ hội đầu tiên để ứng dụng thực tế những kiến thức được học”, Đức chia sẻ.

Zalo PMT anh 7

Từ góc nhìn của anh Duy Tiên, các thực tập sinh từ chương trình Zalo PMT đều có tố chất thông minh và có khả năng suy nghĩ độc lập. Tuy nhiên, sáng tạo, nhiều ý tưởng, có khả năng giao tiếp tốt chỉ là các yếu tố cần nhưng chứ chưa đủ để trở thành một người phát triển sản phẩm giỏi.

Với thực tập sinh trưởng thành từ chương trình Zalo PMT, anh Tiên luôn yêu cầu họ phải nhìn ra vấn đề của người dùng, sẵn sàng dấn thân từ việc phỏng vấn người dùng, học lập trình, thiết kế, phân tích dữ liệu… Những kỹ năng này không phải là điều mà các bạn trẻ bước đầu làm sản phẩm có thể học được ở bất kỳ đâu.

“Trở thành nhân viên phát triển sản phẩm của Zalo sẽ là một hành trình gian nan, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và tinh thần đón nhận thử thách. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự tin mình muốn đi theo con đường phát triển sản phẩm, Zalo PMT sẽ là nơi tốt nhất để bắt đầu hành trình”, anh Tiên kết luận.

Giang Cơ Thụy

Bạn có thể quan tâm