Mua doanh nghiệp so với sở hữu cổ phiếu
Mặc dù Buffett thích mua cả một công ty hơn là đầu tư vào cổ phiếu, nhưng có những lúc chứng khoán tạo ra giá trị tốt hơn. Một phần nguyên nhân là vì việc thương lượng để mua cả một công ty thường tốn kém hơn - đặc biệt nếu chúng đang hoạt động tốt - vì vậy Berkshire Hathaway thường có thể thu được nhiều tiền hơn thông qua cổ phiếu.
Buffett đã nói với các cổ đông của mình vào năm 1994 rằng: “Các bạn sẽ không mua được món hời nào và... các bạn thậm chí còn không nên có ý tưởng mua một món hời trong một thương vụ mua đã đàm phán. Các bạn muốn mua nó từ những người sẽ điều hành nó giùm bạn.
Các bạn muốn mua nó từ những người đủ thông minh để định giá doanh nghiệp của họ một cách hợp lý... Thị trường thì không làm vậy... Trên thị trường chứng khoán, các bạn có cơ hội mua các doanh nghiệp với những mức giá điên rồ, và đó là lý do tại sao đến cuối cùng chúng ta sẽ kiếm được rất nhiều tiền từ chứng khoán dễ bán”.
Ảnh minh hoạ. |
Nói cách khác, thị trường chứng khoán gần như không bao giờ định giá chứng khoán dựa trên giá trị thực của chúng. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Buffett và Munger rất thích tận dụng những cuộc suy thoái thị trường.
“Hãy tham lam khi người khác sợ hãi” là một trong những quy tắc yêu thích của Buffett. Một ví dụ tuyệt vời về chiến lược này là cách hành xử của Berkshire Hathaway trong cuộc Đại suy thoái 2007-2009, khi Buffett đầu tư vào một số công ty lớn có cổ phiếu đang lao dốc - bao gồm Goldman Sachs, General Electric (GE), Wrigley/Mars, Swiss Re và Dow Chemical. Đến thời điểm nền kinh tế Mỹ trở lại bình thường khi thập kỷ tiếp theo mở ra, Berkshire đã kiếm được hơn 10 tỷ USD.
Những nhân tố đầu tư định lượng
Mặc dù Buffett và Munger khẳng định rằng những phép toán tài chính mà họ sử dụng rất đơn giản, nhưng họ vẫn phải sử dụng một số kỹ thuật định lượng để định giá các công ty.
Tìm kiếm những công ty có giá trị nội tại cao
Buffett tìm kiếm những cổ phiếu đang bị thị trường định giá thấp. Nhưng ông không chỉ có một phương pháp duy nhất cho việc xác định giá trị nội tại của một công ty. Cách tiếp cận của Buffett sẽ thay đổi tùy theo ngành và giai đoạn tăng trưởng của một công ty. Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ là giá trị số này có thể khớp hoặc không khớp với mức giá mà cổ phiếu của công ty đó đang giao dịch tại bất kỳ thời điểm nào.
Khi muốn đánh giá tiềm năng của một công ty như một phương tiện đầu tư, Buffett và Munger trước tiên tập trung vào các báo cáo tài chính và tiết lộ thông tin cho các nhà đầu tư. Họ đang tìm kiếm một tập hợp các tỷ lệ cụ thể cho thấy rằng đây là một công ty có tiềm năng thu được lợi nhuận cao.
Lợi nhuận trên tài sản hữu hình ròng
Bây giờ hãy học toán một chút nhé. Hầu hết các khoản đầu tư của bộ đôi này là vào những công ty kiếm được “hơn 20%” của cái mà Buffett gọi là “vốn chủ sở hữu hữu hình ròng hoặc tài sản hữu hình ròng” cần thiết để vận hành doanh nghiệp. Có lẽ điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng những công ty này sẽ kiếm được lợi nhuận mà không mắc nợ quá lớn.
Công thức tính lợi nhuận trên tài sản hữu hình ròng của một công ty như sau:
Lợi nhuận trên tài sản hữu hình ròng = Thu nhập ròng / Tài sản hữu hình ròng
Và công thức để xác định mẫu số của tài sản hữu hình ròng của Buffett là:
Tài sản hữu hình ròng = Tổng tài sản − Tổng nợ phải trả − Tài sản vô hình (tức lợi thế thương mại, độ nhận diện thương hiệu và tài sản trí tuệ như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền) − Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi (Trong công thức này, mệnh giá của một cổ phiếu ưu đãi là lượng cổ tức được trả cho người nắm giữ. Do đó, nếu mệnh giá của cổ phiếu là 1.000 USD và mức cổ tức là 5%, thì tổ chức phát hành phải trả cho người nắm giữ 50 USD/năm chừng nào cổ phiếu ưu đãi còn đang lưu hành).
Công thức này nhằm xác định công ty đang sở hữu những tài sản vật chất gì, sau khi trừ đi mọi khoản nợ. Tài sản hữu hình ròng là giá trị sổ sách của tài sản vật chất của công ty. Những tài sản vô hình như lợi thế thương mại, tài sản trí tuệ và cổ phiếu ưu đãi được trừ khỏi tài sản hữu hình (ví dụ, vật chất) để có được tài sản hữu hình ròng.
Bình luận