Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Thúy Kiều đàn khúc ‘Thập diện mai phục’ cho ai nghe?

Thúy Kiều được miêu tả là tài sắc vẹn toàn, cầm, kỳ, thi, họa môn nào cũng giỏi. Nàng từng chơi khúc "Hán - Sở chiến trường" - Thập diện mai phục.

Kieu danh dan anh 1

Thúy Kiều gặp Kim Trọng trong hoàn cảnh nào?

  • Tết Nguyên Tiêu
  • Tiết Thanh minh
  • Đêm Trung thu
  • Tết Nguyên đán

Theo "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, trong một lần tảo mộ tiết Thanh minh, Kiều gặp Kim Trọng, vốn con nhà trâm anh, "đồng môn" với Vương Quan. Tuy chưa kịp nói với nhau một lời, sau cuộc gặp gỡ này, hai người "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Tranh minh họa của Lê Phổ.

Kieu danh dan anh 2

Tại sao Kiều phải bán mình chuộc cha?

  • Do cha không trả được nợ vay đánh bạc.
  • Do cha bị vu oan buôn lậu rượu.
  • Do Vương viên ngoại đánh người vô cớ, bị bắt vào ngục.
  • Do cha nàng nhận hối lộ.

Kẻ bán tơ đã lén chôn một chai rượu vào vườn nhà Kiều rồi vu oan cho Vương ông buôn lậu rượu. Ngay lập tức, bọn "đầu trâu mặt ngựa" xông vào, treo ngược Vương viên ngoại và Vương Quan lên trần nhà. Trong hoàn cảnh đó, Kiều phải quyết định bán mình chuộc cha.

Kieu danh dan anh 3

Thúy Kiều phải lưu lạc bao nhiêu năm?

  • 5 năm
  • 10 năm
  • 15 năm
  • 20 năm

Sau 15 năm lưu lạc, Thuý Kiều trở về đoàn viên với gia đình. Thuý Vân chính là người đầu tiên lên tiếng "vun vào" cho chị và Kim Trọng. Trong đêm gặp lại, Thuý Kiều ghi nhận tấm lòng của Kim Trọng nhưng tự thấy mình không còn xứng đáng với chàng nữa. Tuy từ chối việc kết hôn với Kim Trọng, Kiều nguyện rằng hai người sẽ trở thành bạn tri kỷ nơi câu thơ tiếng đàn.

Kieu danh dan anh 4

Thúy Kiều chơi được loại nhạc cụ nào?

  • Nguyệt cầm
  • Đàn tì bà
  • Đàn nhị
  • Đàn tranh

Thúy Kiều được miêu tả là “Cung thương làu bậc ngũ âm / Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. Thúy Kiều có dung mạo nghiêng nước nghiêng thành và tài năng cầm, kỳ, thi, họa đủ cả. Đặc biệt, nàng tự soạn khúc Bạc mệnh và chơi bằng nguyệt cầm khiến người nghe phải rơi lệ.

Kieu danh dan anh 5

Câu thơ: “Buồn trông cửa bể chiều hôm / Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” thuộc giai đoạn nào trong đời Kiều?

  • Kiều ở lầu Ngưng Bích
  • Kiều làm vợ Từ Hải
  • Kiều làm vợ Thúc Sinh
  • Kiều ở chùa

Sợ Thúy Kiều tự tử thì bao nhiêu vốn liếng “đi đời nhà ma”, Tú Bà đành phải chăm lo thuốc thang và dỗ dành nàng ra ở lầu Ngưng Bích, chờ cơ hội thực hiện âm mưu mới. Tại đây, Thúy Kiều buồn nhớ người yêu, cha mẹ. Trong cảnh sầu thương, buồn tủi, nàng cô đơn, bé nhỏ trước khung cảnh thiên nhiên mênh mông qua 4 cặp thơ “Buồn trông cửa bể chiều hôm / Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”.

Kieu danh dan anh 6

Luận đề của Truyện Kiều được Nguyễn Du áp dụng thuyết nào?


  • Thuyết tài mệnh tương đối
  • Thuyết âm mưu
  • Thuyết tài mệnh tương đố
  • Thuyết tương đối

Thuyết tài mệnh tương đố - người có tài, vận mệnh thường long đong - được thể hiện rất rõ trong "Truyện Kiều". Ngay từ những dòng thơ đầu, thi hào Nguyễn Du viết: “Trăm năm trong cõi người ta / Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Cuộc đời của Đạm Tiên và Thúy Kiều là minh chứng rõ nhất cho luận đề đó. Tranh của Đặng Tiến.

Kieu danh dan anh 7

Kiều đánh “Thập diện mai phục” cho ai nghe?

  • Từ Hải
  • Thúc Sinh
  • Kim Trọng
  • Mã Giám Sinh

Trong đêm Thúy Kiều và Kim Trọng cùng đối thơ, thưởng nhạc, thề nguyền yêu thương, Kim Trọng ngỏ ý muốn được thưởng thức tiếng đàn của Kiều. Sau một hồi phân vân cuối cùng, Kiều cũng so lại dây đàn lên bốn khúc nhạc kinh điển là Hán - Sở chiến trường (Thập diện mai phục), Tư Mã phượng cầu, Quảng Lăng, Chiêu Quân. Tranh minh họa của Tú Duyên.

Kieu danh dan anh 8

“Tiểu thư” trong câu thơ “Thoắt trông nàng đã chào thưa / Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!” nói đến ai?

  • Thúy Kiều
  • Thúy Vân
  • Hoạn Thư
  • Tú Bà

Sau khi trải qua nhiều hoạn nạn, Thúy Kiều gặp Từ Hải và được chàng giúp đỡ để báo ân, oán. Sau khi đền ơn với Thúc Sinh, Thúy Kiều nói chuyện với Hoạn Thư về những tội lỗi mà người này đã gây ra cho mình. Những câu thơ trên là mở đầu cho phần báo oán đó. Tranh minh họa của Phạm Quang Vinh.

Thưởng thức ‘Truyện Kiều’ qua bài bản nhạc tài tử Nam Bộ

Với tác phẩm 'Tự sự Truyện Kiều...' soạn giả Hoàng Thân là người đầu tiên lấy toàn bộ Truyện Kiều để soạn lời cho bộ môn tài tử nói riêng và cho nền cổ nhạc Việt Nam nói chung.

Hồng Vân

Tranh minh họa của Ngọc Mai

Bạn có thể quan tâm