Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thượng viện Mỹ lần đầu dùng quyền chiến tranh, thách thức TT Trump

Đạo luật ra đời từ thời chiến tranh Việt Nam lần đầu tiên được các nghị sĩ Mỹ dùng để yêu cầu chấm dứt hỗ trợ chiến dịch quân sự tại Yemen, phản đối thái tử Saudi Arabia.

Thượng viện Mỹ ngày 13/12 dùng đến Đạo luật Các quyền Chiến tranh yêu cầu chấm dứt hỗ trợ quân sự cho chiến dịch của Saudi Arabia tại Yemen, theo Reuters.

Nghị quyết được thông qua với 56 phiếu thuận và 41 phiếu chống. Đây là lần đầu tiên một trong hai viện lập pháp liên bang yêu cầu rút các lực lượng vũ trang Mỹ khỏi một hoạt động quân sự tại nước ngoài bằng đạo luật trên.

Đạo luật được thông qua trong giai đoạn chiến tranh tại Việt Nam. Luật hạn chế quyền hạn của tổng thống Mỹ đưa lực lượng vũ trang tham chiến mà không có sự thông qua của quốc hội.

htuong vien My dung quyen chien tranh anh 1
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders tại cuộc họp báo sau phiên bỏ phiếu lịch sử ngày 13/12. Ảnh: AP.

Ảnh hưởng của động thái này dù vậy chủ yếu mang tính biểu tượng khi Hạ viện, chi phối bởi phe Cộng hòa, hồi đầu tuần đã bác bỏ dự luật này. Dự luật Thượng viện thông qua vì vậy thậm chí sẽ chẳng có cơ hội đến được bàn của ông Trump.

Ngay sau phiên bỏ phiếu, Thượng viện Mỹ thông qua một nghị quyết khác khẳng định thái tử Saudi Arabia, Mohammed bin Salman, phải chịu trách nhiệm cho vụ sát hại nhà báo đối lập Jamal Khashoggi tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Nghị quyết nhấn mạnh chính phủ Saudi Arabia cần đảm bảo mọi cá nhân liên quan đến vụ sát hại phải đối diện sự trừng trị trước pháp luật.

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders mô tả phiên bỏ phiếu là "thời khắc lịch sử". Ông nhấn mạnh: "Ngày hôm nay, chúng ta nói với chính phủ chuyên chế của Saudi Arabia rằng nước Mỹ sẽ không tham gia vào những cuộc phiêu lưu quân sự của họ".

"Chúng ta hãy bước tiếp từ ngày hôm nay và thông báo với thế giới rằng nước Mỹ sẽ không tiếp tục góp phần vào thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trên Trái Đất", thượng nghị sĩ Mỹ khẳng định.

Những phẫn nộ về mức độ tàn khốc của cuộc chiến tại Yemen, cộng với sự bất bình trước cái chết Khashoggi - một nhà báo làm việc tại Mỹ, đã thúc đẩy quốc hội Mỹ lựa chọn lập trường cứng rắn hơn đối với vai trò của quân sự của nước này tại Yemen.

Kể từ khi Saudi Arabia phát động chiến dịch can thiệp quân sự ở nước láng giềng, Mỹ hỗ trợ các hoạt động không kích của liên quân nhắm vào phiến quân Houthi.

htuong vien My dung quyen chien tranh anh 2
Mỹ vẫn hỗ trợ việc tiếp nhiên liệu cho các hoạt động không kích của Saudi Arabia tại chiến trường Yemen. Ảnh: Reuters.

Những động thái cứng rắn nhắm vào thái tử Saudi Arabia cũng là lời thách thức trực tiếp đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong thời gian qua, ông thường bày tỏ thái độ hoài nghi về mối liên hệ giữa thái tử Bin Salman với vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Mỹ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng các quan hệ thương mại và quốc phòng với đồng minh Trung Đông.

Lãnh đạo phe đa số của đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ, Mitch McConnell, đã nỗ lực kêu gọi các thành viên trong đảng bỏ phiếu chống lại nghị quyết ngưng hỗ trợ quân sự cho cuộc chiến tại Yemen nhưng bất thành.

Trong khi đó, nghị quyết lên án thái tử Saudi Arabia được nhất trí trong toàn thể thượng viện. Bản dự thảo nghị quyết được viết bởi Thượng nghị sĩ Bob Corker, thành viên của đảng Cộng hòa nhưng thường chỉ trích nhiều chính sách của Tổng thống Trump.

Dàn vũ khí 110 tỷ USD khiến TT Trump ngại trừng phạt Saudi Arabia Lô vũ khí Mỹ dự kiến bán cho Saudi gồm nhiều tên lửa, xe tăng và các loại bom trị giá 110 tỷ USD. Tổng thống Trump lo ngại trừng phạt Saudi có thể ảnh hưởng tới hợp đồng này.

Lời cuối của nhà báo bị giết ở LSQ Saudi Arabia: 'Tôi không thở được'

“Tôi không thở được”. Đó là câu nói cuối cùng của nhà báo Jamal Khashoggi sau khi ông bị tấn công bởi nhóm sát thủ tại lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Thái tử Saudi cô đơn tại buổi chụp hình ở G20 sau vụ ám sát nhà báo

Không nhiều nhà lãnh đạo thế giới thật sự niềm nở với Thái tử Saudi Mohammed bin Salman tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo trong khối G20.



Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm