Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai. |
Sáng 8/4, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị sinh hoạt chuyên đề “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới”. Đến dự chỉ đạo và trực tiếp quán triệt chuyên đề có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai.
Cùng dự hội nghị có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính.
Trao đổi tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã quán triệt những nội dung, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới” nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong chỉ đạo thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ nữ TP.HCM.
Đối với Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bà Trương Thị Mai nhìn nhận phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý có tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ, ở một số lĩnh vực, tỷ lệ cán bộ nữ sụt giảm.
Đối với Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai cho biết hệ thống pháp luật, chính sách đối với phụ nữ và bình đẳng giới từng bước được hoàn thiện và có nhiều tiến bộ.
Bà Mai cũng cho rằng nhiều mục tiêu của Nghị quyết 11 về công tác cán bộ nữ chưa đạt. Vì vậy, Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư xác định nhiệm vụ nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và tiềm năng to lớn của phụ nữ, công tác phụ nữ, bình đẳng giới; hoàn thiện luật pháp, chính sách, đặc biệt là bình đẳng giới; xây dựng sự phát triển toàn diện của phụ nữ Việt Nam, chú trọng phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 11; phát huy vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam…
Theo Thường trực Ban Bí thư, tính đến ngày 1/4/2021, dân số nữ ở nước ta có hơn 49,5 triệu người, chiếm 50,4% tổng dân số, tỷ số giới tính 98,4 nam/100 nữ; dân số nữ thành thị 50,83%, dân số nữ nông thôn 50,01%; tỷ lệ lao động nữ chiếm 47,4% trong lực lượng lao động; 9,9% có trình độ đại học trở lên, 4% có trình độ cao đẳng, 3,8% có trình độ trung cấp, 3,2% sơ cấp nghề, 79,2% không có chuyên môn kỹ thuật.
Về công chức, viên chức nữ trong hệ thống chính trị, tính đến ngày 31/12/2021 có hơn 1,3 triệu người với 2,68% dân số nữ; công chức nữ có hơn 107.000 người và chiếm 43,32% tổng số công chức; tổng số viên chức nữ hơn 1,2 triệu người, chiếm tỷ lệ 2,46% dân số nữ và 68,06% tổng số viên chức…
Về phương hướng thực hiện thời gian tới, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai yêu cầu phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, người lãnh đạo và cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và các mục tiêu, chương trình bình đẳng giới. Bên cạnh đó, cần bổ sung và thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới sát với thực tiễn Việt Nam; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, thách thức, hạn chế về: chính sách, pháp luật; tính bền vững của kết quả đạt được; tạo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ; rút ngắn khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa cán bộ nam và nữ...
Bà Mai cũng động viên đội ngũ cán bộ nữ phấn đấu, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất, uy tín đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới; đồng thời yêu cầu quan tâm phát hiện, tạo nguồn, bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ nữ trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị; đảm bảo đạt được mục tiêu tỷ lệ nữ trong cấp ủy, cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp; tăng cường sự tham gia tích cực của cán bộ nam trong thực hiện nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ nữ.
Tại hội nghị, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết thời gian qua, công tác cán bộ nữ là bộ phận quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng và cả hệ thống chính trị. Trước những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng có đủ năng lực, phẩm chất để cống hiến cho Tổ quốc là nhiệm vụ quan trọng, được các cấp ủy Đảng quan tâm, chỉ đạo quyết liệt.
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.