Tại tọa đàm với chủ đề "Phát triển TMĐT - Cơ hội, động lực và thách thức" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào giữa tháng 8, đại diện Bộ Công Thương cho biết định hướng kế hoạch phát triển TMĐT trong 5 năm tới được tham mưu trình Chính phủ là hướng đến xuất khẩu sản phẩm "Made in Vietnam" ra quốc tế qua TMĐT.
Phù hợp định hướng xuất khẩu sản phẩm "Made in Vietnam" ra thị trường quốc tế qua TMĐT, nhiều sàn tích cực thúc đẩy các chương trình bán hàng xuyên quốc gia và hỗ trợ người bán mở rộng phạm vi tiêu thụ từ nội địa ra nước ngoài. Trong đó, nhóm doanh nghiệp địa phương được chú trọng đầu tư nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa sản phẩm "cộp mác" Việt Nam tới đông đảo người tiêu dùng thế giới. Chương trình "Bán hàng toàn cầu" (SIP) được Shopee triển khai từ năm 2021 hiện bám sát mục tiêu này.
Doanh nghiệp trong nước khởi sắc nhờ xuất khẩu trực tuyến qua TMĐT
Lợi thế lớn nhất của chương trình "Bán hàng toàn cầu" cùng Shopee nằm ở việc sàn hỗ trợ 100% và miễn phí toàn bộ quy trình: Đồng bộ gian hàng từ phiên bản Việt Nam sang quốc tế, giải quyết giấy tờ xuất nhập khẩu, marketing, bán hàng và vận hành.
Nhiệm vụ duy nhất người bán cần làm là chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn hàng và phối hợp đội ngũ của sàn để hành trình đưa sản phẩm đến tay người dùng quốc tế diễn ra một cách trơn tru trong thời gian ngắn nhất.
Xuất khẩu TMĐT xuyên biên giới của Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 3,3 tỷ USD và kỳ vọng đạt hơn 14 tỷ USD vào năm 2027. Ảnh minh họa. |
Chọn kinh doanh sản phẩm ngách là thời trang ngoại cỡ, thương hiệu Big Size Boutique trên Shopee do anh Đinh Hữu Lâm điều hành đã ghi nhận doanh thu tăng trưởng vượt bậc ở thị trường Đông Nam Á. Trong đó, Thái Lan gây bất ngờ khi mang về doanh số tăng 167% và lượng đơn hàng tăng 220% chỉ trong 30 ngày gần nhất. Đây là một "phép thử" đáng khích lệ cho anh Lâm sau gần 3 năm trung thành với 2 thị trường Malaysia và Singapore.
Nhìn rộng hơn, doanh thu của Big Size Boutique ở Đông Nam Á đã tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tỷ lệ khách hàng mới tăng đến 70%. "Hiện thị trường Malaysia vẫn chiếm 63% thị phần và Singapore chiếm hơn 30%. Tuy nhiên, tôi sẽ tiếp tục mở rộng và thử nghiệm ở các thị trường khác mà Shopee đang có mặt", anh Lâm chia sẻ về kế hoạch tương lai.
Một trường hợp khác là gian hàng SKFood chuyên kinh doanh các loại đồ khô như hạt điều và trái cây sấy Việt Nam. Việc tham dự sự kiện "Ngày hội mua sắm trực tuyến ASEAN 2024" vừa qua đã giúp gian hàng quốc tế của SKFood đạt những chỉ số ấn tượng. Chỉ riêng trong ngày 8/8, số lượng đơn của gian hàng đã tăng hơn 50% so với ngày thường và lượng người dùng mới tăng vượt mốc 30%.
Trong ngày 8/8, doanh số của SIP Việt Nam tăng gấp 2 lần so với năm ngoái. SKFood cũng thuộc top thương hiệu bán chạy trong ngày này tại Malaysia và Singapore. Ảnh: SKFood. |
"Trước khi tham gia SIP, tôi không nghĩ xuất khẩu trực tuyến lại đơn giản đến vậy. Shopee đảm trách toàn bộ khâu marketing, vận hành, lưu kho, lo thủ tục pháp lý xuất khẩu và chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi chỉ việc giao hàng cho shipper, nhờ đó có đủ thời gian để điều hành cả gian hàng nội địa lẫn quốc tế cùng lúc, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm", chị Lê Thị Bích Bến - người đứng đầu SKFood - khẳng định.
TMĐT chia đều cơ hội xuất khẩu cho mọi doanh nghiệp
Nhận định tiềm năng, dư địa phát triển TMĐT còn rộng lớn, đại diện Bộ Công Thương khẳng định rằng các doanh nghiệp MSME tham gia sân chơi này vẫn có thể phát triển bình đẳng với doanh nghiệp lớn.
Theo báo cáo của hãng tư vấn Access Partnership (Anh), xuất khẩu bán lẻ qua TMĐT ước đạt 3,5 tỷ USD năm 2022, tăng 7% so với 2021 và có thể lên đến 13 tỷ USD vào 2027. Mức tăng lũy tiến này cho thấy tiềm năng rộng lớn của mô hình xuất khẩu trực tuyến. Nếu muốn đạt được con số trên, Access Partnership cho rằng MSME phải đẩy nhanh tốc độ áp dụng TMĐT để xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ của mình so với hiện tại. Theo hãng này, 95% MSME được hỏi kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu B2C (doanh nghiệp với khách hàng) qua TMĐT đạt ít nhất 10%/năm trong 5 năm tới.
"Chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường Đông Nam Á và hy vọng tiếp cận nhiều thị trường mới hơn nữa trong tương lai. Người sản xuất chỉ cần tập trung vào sản xuất, Shopee sẽ lo vấn đề vận hành và quảng bá sản phẩm ra thị trường", ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam - nói về chương trình SIP của sàn.
SIP hỗ trợ người bán mở rộng kinh doanh, giới thiệu sản phẩm ra các thị trường quốc tế gồm Malaysia, Singapore, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan. |
Hiện có khoảng hơn 350.000 nhà bán hàng Việt Nam tham gia SIP và mỗi tháng đều thu hút thêm hàng nghìn cái tên mới nhập cuộc, quảng bá hơn 15 triệu sản phẩm ra thị trường Đông Nam Á. Hàng tháng, doanh số trung bình của các nhà bán hàng Việt Nam thuộc chương trình cũng tăng đều đặn 20-30%.
Từ góc nhìn của người đi trước, nhà bán hàng Đinh Hữu Lâm cho rằng xuất khẩu trực tuyến hiện tại không còn là chuyện khó, nhưng cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng và biết tận dụng tối đa nguồn lực hỗ trợ từ sàn. Nhà bán hàng không nên tham vọng “ôm” tất cả thị trường hay mở rộng quá nhiều ngách sản phẩm, thay vào đó cần tập trung cho một số thứ trọng điểm mới có thể phát triển một cách bền vững và hiệu quả.