Theo đánh giá, Việt Nam có 59 triệu người sử dụng Internet, dự báo năm 2021 sẽ đạt khoảng 62 triệu người. Ngoài ra, còn có gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone. Đây là những yếu tố quan trọng để phát triển TMĐT.
Cạnh tranh khốc liệt
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) dự đoán nếu tốc độ tăng trưởng năm 2020 tiếp tục ở mức 30% thì quy mô thị trường TMĐT sẽ lên tới 13 tỷ USD. Theo Báo cáo E-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam sẽ đạt 33 tỷ USD vào năm 2025.
Nếu kịch bản này xảy ra, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2025 sẽ đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, sau Indonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (43 tỷ USD).
Việt Nam là thị trường TMĐT tiềm năng. |
Thiết bị điện tử, thời trang, đồ chơi, thực phẩm, vật dụng chăm sóc cá nhân là những mặt hàng bán chạy nhất trên sàn TMĐT. Theo báo cáo thị trường của Landscape 2019, hàng điện tử có doanh thu lớn nhất với 685 triệu USD, trong khi sản phẩm thời trang có doanh thu 661 triệu USD. Hai sản phẩm đồ chơi và thực phẩm, đồ chăm sóc cá nhân có doanh thu lần lượt là 478 triệu USD và 448 triệu USD.
Với tiềm năng này, thị trường TMĐT Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Trong báo cáo mới nhất được công bố bởi Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, sân chơi TMĐT hiện dẫn đầu bởi 4 tên tuổi lớn gồm Lazada, Shopee, Tiki, Sendo và đa số sử dụng mô hình kết hợp (B2C/C2C).
Trong số đó, Lazada, doanh nghiệp thương mại điện tử đã 8 năm có mặt tại Việt Nam, là một trong những cái tên nổi bật khi liên tục dẫn đầu thị trường, tạo ra nhiều dấu ấn cho khách hàng bằng chiến lược kinh doanh sáng tạo, bài bản.
Xây dựng hệ sinh thái - chìa khóa thành công
Giới quan sát nhận thấy Lazada là một trong những “tay chơi” sáng tạo. Thành công của sàn TMĐT này có được nhờ xây dựng hệ sinh thái phức hợp, dựa trên 4 mô hình kinh doanh gồm: Local Marketplace, LazMall, Crossborder Business và Retail.
Với Local Marketplace, Lazada là đơn vị tiên phong đưa mô hình TMĐT trung gian kết nối người bán và người mua vào thị trường Việt Nam, tạo ra những sự thay đổi lớn. Trước kia, nói đến thương mại điện tử, nhiều người nghĩ đến mô hình B2C, nghĩa là doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng, nhưng Lazada tiên phong xây dựng mô hình sàn TMĐT trung gian, là cầu nối giữa người bán và người mua (C2C).
Doanh nghiệp tham gia mô hình này sẽ có cơ hội tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng mới, kết hợp cùng các đơn vị khác tạo thành một mô hình thương mại điện tử khép kín - là cơ sở hạ tầng cho sự phát triển toàn diện từ mua bán sản phẩm, quảng cáo, thanh toán đến vận chuyển hàng hóa… Ngoài ra, sàn này cũng hỗ trợ đối tác, giải quyết nhu cầu từ đặt đến giao hàng, giúp họ dễ dàng truy cập trực tiếp vào cơ sở thông tin khách hàng, hạ tầng cũng như các số liệu phân tích.
Hoàn thiện hệ thống logistic giúp các sàn TMĐT tối ưu hoạt động. |
Các nhà cung cấp không phải tốn chi phí hàng tháng cho việc bán hàng trên Lazada. Chi phí này sẽ tính trực tiếp trên từng sản phẩm. Trong khi đó, người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận lượng hàng hóa đa dạng, đảm bảo nguồn gốc và có bảo hành chính hãng từ các nhà bán lẻ uy tín trên thị trường.
Sàn TMĐT này cũng rất thành công với mô hình LazMall, nơi tập hợp nhiều thương hiệu nổi tiếng, phân phối hàng hóa với sự đa dạng mẫu mã, chủng loại. Chỉ riêng trong tháng 7 năm nay, số thương hiệu trên LazMall Việt Nam đã tăng hơn 40% và lượng đơn hàng vượt mức 90% so với cùng kỳ năm trước.
Thông qua LazMall, Lazada bảo vệ và hỗ trợ cho các thương hiệu, đồng thời làm cầu nối đưa sản phẩm chất lượng đến tay người dùng. |
“LazMall thường xuyên có các chương trình giúp tăng lượng truy cập và hỗ trợ nhà bán tăng doanh thu. Chúng tôi cũng được các nhà quản lý khách hàng trọng yếu hỗ trợ trong suốt quá trình vận hành. Với sự hỗ trợ tận tâm này, chúng tôi yên tâm và tin tưởng chọn LazMall để đẩy mạnh hoạt động gian hàng”, ông Dương Thái Phượng (Yang Cai Feng) - Tổng giám đốc Coocaa, một nhà bán trên LazMall - cho biết.
Bên cạnh đó, Crossborder Business và Retail cũng thu về trái ngọt khi cho phép các doanh nghiệp đặt hàng chéo và bán lẻ hàng hóa trên nền tảng Lazada.
Ngoài việc xây dựng các mô hình kinh doanh sáng tạo, Lazada đã có đà tăng trưởng vững mạnh, không chỉ ở Việt Nam mà tại 6 quốc gia trong khu vực với hơn 100 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng. Không chạy theo mục tiêu tài chính ngắn hạn, sàn TMĐT này hướng đến việc xây dựng một hình mẫu về phát triển bền vững bằng cách đầu tư vào công nghệ, logistics và nâng cao trải nghiệm cho người mua với shoppertainment.
Với Lazada, định hướng sàn thương mại điện tử không chỉ là nơi kinh doanh mà còn nơi giúp khách hàng có những trải nghiệm thú vị, thoải mái nhất. Đó cũng là cách giúp sàn TMĐT này thành công.
Lễ hội mua sắm 11.11 diễn ra một ngày duy nhất. Người tiêu dùng được miễn phí giao hàng và có cơ hội sở hữu nhiều ưu đãi lên đến 50% cùng hàng triệu mã khuyến mại. Tổng giá trị lên đến 22 tỷ đồng. Độc giả tham khảo thêm thông tin chi tiết tại website hoặc fanpage Lazada Vietnam.