Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thực phẩm chức năng ghi xuất xứ Mỹ nhưng sản xuất ở Hà Nội

Lực lượng Quản lý thị trường vừa phát hiện cơ sở sản xuất hàng chục nghìn lọ thực phẩm chức năng giả tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi hàng giả được sản xuất tại một căn nhà cấp 4 ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: DMS.

Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết đoàn kiểm tra do Đội QLTT số 1, Cục QLTT TP Hà Nội vừa chủ trì, phối hợp với Đội QLTT số 25 và Đội Cảnh sát kinh tế - Công an huyện Chương Mỹ tiến hành kiểm tra đột xuất căn nhà cấp 4 nằm sâu trong khu dân cư ở xã Tiên Phương.

Kết quả, lực lượng chức năng ghi nhận tại cơ sở có gần 12.000 lọ/hộp thực phẩm chức năng đã được đóng gói thành phẩm. Đáng chú ý, được sản xuất và đóng gói tại căn nhà chật hẹp này, tuy nhiên phía bên ngoài các vỏ hộp phần lớn được gắn mác xuất xứ từ các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Ngoài ra, lực lượng chức năng còn ghi nhận tại cơ sở kinh doanh chứa 4.070 lọ nhựa đựng 20 viên sủi/lọ không nhãn mác; 67 kg viên thuốc các loại không nhãn mác; 44.656 tem nhãn giấy các loại có chữ Lady, Xtraman, Toca, V3, tem chống hàng giả; 15.478 chiếc vỏ hộp giấy các loại cùng máy khò nhiệt và máy ép nhiệt đã qua sử dụng.

Tại thời điểm cơ quan chức năng bất ngờ kiểm tra, trên diện tích khoảng 50 m2 có 4 công nhân đang đóng gói những viên sủi, viên nén được đựng trong các túi khác nhau vào vỏ hộp nhựa không nhãn mác.

Tiếp theo đó, các công nhân sử dụng máy khò nhiệt và máy ép nhiệt dán nhãn mác được in sẵn của các nhãn hiệu lên vỏ hộp. Bước cuối cùng, là dán tem chống hàng giả. Và sản phẩm sẽ được nằm ở vị trí chờ để sẵn sàng tới tay người tiêu dùng.

Theo lực lượng chức năng, cơ sở kinh doanh này hoạt động không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; kinh doanh hàng hóa không niêm yết giá theo quy định; có dấu hiệu sản xuất hàng giả... Tổng trị giá hàng giả theo giá trị của hàng thật vào khoảng 278 triệu đồng.

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cũng phát hiện lượng lớn sản phẩm thành phẩm tại đây còn thể hiện đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm là các doanh nghiệp trong nước như Công ty TNHH Supharmco; Công ty TNHH Thương mại GENIX, Công ty CP Thịnh Tâm Đường...

Đại diện một số công ty trên thừa nhận các sản phẩm tại cơ sở này có nhãn hàng hóa và bao bì bị làm giả với tên, địa chỉ của doanh nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm; giả mạo mã số đăng ký lưu hành sản phẩm.

Theo lãnh đạo Đội QLTT số 1, đây là vụ việc sản xuất thực phẩm chức năng giả với quy mô lớn. Ngày 1/6, Đội QLTT số 1, Cục QLTT TP Hà Nội đã chuyển toàn bộ hồ sơ và tang vật vụ việc có dấu hiệu hình sự tại cơ sở này đến Công an huyện Chương Mỹ để xử lý theo quy định.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Yêu cầu kiểm soát tổng đài mạo danh bác sỹ, dược sỹ bán thuốc giả

Phó thủ tướng yêu cầu giám sát và quản lý chặt chẽ hoạt động quảng cáo của các đơn vị phát hành quảng cáo, đặc biệt đối với thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu.

Mời 200 người đến hội thảo tặng quà để dụ mua thực phẩm chức năng

Theo cơ quan chức năng, ban đầu các đối tượng tặng kèm theo các sản phẩm giá rẻ như đường, mì chính, dầu ăn, sau đó giới thiệu bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Phát hiện 20 loại thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật

Cục An toàn Thực phẩm xác định các link tại các website, trang thương mại điện tử vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo khi chưa được cơ quan quản lý xác nhận nội dung.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm