Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện 20 loại thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật

Cục An toàn Thực phẩm xác định các link tại các website, trang thương mại điện tử vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo khi chưa được cơ quan quản lý xác nhận nội dung.

Cục An toàn Thực phẩm cho biết sản phẩm Medispores Biota được quảng cáo sai sự thật. Ảnh: L.A.

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát cảnh báo nhiều loại thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật, được rao bán trên các website nổi tiếng.

Đơn cử, sản phẩm Medispores Biota bán tại một số website và trang thương mại điện tử được quảng cáo có tác dụng bổ sung lợi khuẩn, cải thiện tình trạng rối loạn hệ khuẩn đường ruột, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể; khắc phục các phản ứng có hại do dùng kháng sinh...

Cơ quan quản lý cho biết các website trên đang quảng cáo khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

Tương tự, 9 loại thực phẩm là sản phẩm men vi sinh và nhiều sản phẩm khác như: Life-Space Broad Spectrum Probiotic, Life-Space Probiotic Powder For Baby, Life-Space Probiotic Powder For Children, Calcium active Denk; Denk Electrolyte; Libido Lady Denk; Vitactive B12 Denk... cũng được cơ quan chức năng cảnh báo đang quảng cáo sai quy định.

Cục cũng cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Noben Kid Platinum, Phục Thần Đan vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.

Cục An toàn thực phẩm xác định các link tại các website, trang thương mại điện tử vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung.

Cục khuyến cáo người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm tại các link trên để mua và sử dụng, nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, kinh tế. Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định.

PGS TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng An toàn Thực phẩm khẳng định trong thời gian qua, tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng sự thật, nội dung chưa được thẩm định hay thậm chí sử dụng hình ảnh y bác sĩ, người nổi tiếng diễn ra rất phức tạp, nhất là trên môi trường mạng xã hội.

Theo ông, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng hiện khá đầy đủ và chặt chẽ. “Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan như ý thức chấp hành của doanh nghiệp, hiểu biết của người tiêu dùng, tốc độ phát triển của công nghệ… vấn đề quảng cáo sai phạm vẫn xảy ra”, vị lãnh đạo thừa nhận.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Thu giữ gần 3 tấn nguyên liệu thuốc không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện gần 3 tấn nguyên liệu, thành phẩm thuốc và thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc trong Khu đô thị Times City (quận Hoàng Mai).

Cảnh báo thực phẩm chức năng quảng cáo như thuốc

Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh tất cả những quảng cáo về "công dụng thần kỳ", gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh đều là những quảng cáo lừa dối và vi phạm pháp luật.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm