Trái cây tươi: Trẻ bị béo phì là do chế độ ăn giàu năng lượng vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng từ chất béo. Thời điểm sau khi đi học về, nhiều trẻ có thói quen ăn bánh, kẹo, đồ nhiều đường, năng lượng và dễ tích tụ năng lượng dư thừa. Thay vào đó, phụ huynh nên cho trẻ ăn trái cây, vừa bổ sung vitamin, khoáng chất, vừa giúp trẻ hạn chế nạp đường tự do. Mẹ có thể chọn những trái cây như táo, ổi, nho, xoài, dưa hấu… |
Sữa: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa là lựa chọn không thể thiếu để trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, phụ huynh cần hiểu rõ thể trạng của con để lựa chọn loại sữa, thời điểm uống sữa phù hợp. Với trẻ thừa cân, béo phì cha mẹ nên chuyển sữa, chế phẩm từ sữa sang bữa phụ sáng hoặc chiều. Bữa phụ có thể chọn sữa hoặc sản phẩm từ sữa. Sữa dành cho trẻ béo phì cần đảm bảo năng lượng thấp, ít chất béo, giàu chất xơ. Cha mẹ nên chọn sản phẩm được nghiên cứu phù hợp thể trạng trẻ thừa cân, hoặc sữa không đường, sữa tách béo. |
Sữa chua: Theo Healthline, sữa chua cũng là món ăn nhẹ chống đói thích hợp cho trẻ mà phụ huynh không cần lo con thừa cân, béo phì. Thực phẩm này chứa lượng protein và canxi dồi dào. Với trẻ trong độ tuổi đi học, canxi đặc biệt quan trọng với sự phát triển chiều cao. Nguồn lợi khuẩn trong sữa chua cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý cho trẻ ăn sữa chua ít đường hoặc không đường, thêm mật ong (không dùng cho trẻ dưới một tuổi). |
Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin B, sắt, axit folic, selen, kali và magie. Mẹ có thể cho bé ăn một bắp ngô, bát con cháo yến mạch thịt xay hoặc gạo lứt rang kèm rong biển sấy khô. Những món ăn này cung cấp lượng calo vừa phải. Quan trọng là tổng năng lượng trẻ nạp vào không vượt quá năng lượng tiêu hao của một ngày. |
Quả hạch và các loại hạt: Các loại hạt chứa nhiều chất béo lành mạnh, lượng chất xơ và chất chống oxy hóa phong phú. Chất béo trong quả hạch, hạt hạnh nhân, hạt điều cũng đóng vai trò hỗ trợ tăng trưởng ở trẻ em. Sau giờ học, trẻ có thể ăn một nắm hạt điều, quả hạch, vừa giúp cảm giác no lâu, năng lượng nạp vào lại không quá nhiều. |
Trứng luộc: Trứng luộc là món ăn phụ thường thấy trong các chế độ ăn kiêng giàu protein của các huấn luyện viên. Trung bình một ngày trẻ có thể ăn tối đa 2 quả trứng. Chúng cung cấp protein chất lượng cao và một số vitamin, khoáng chất như B12, riboflavin và selen. Chúng cũng chứa lutein và zeaxanthin (hai loại carotenoid có lợi cho mắt) hay choline (vitamin cần thiết cho sự phát triển trí não). Một quả trứng luộc sau giờ học là bữa ăn chống đói hợp lý, không lo đầy bụng hay quá no. |
Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện dự án truyền thông “Phòng, chống thừa cân béo phì ở trẻ em Việt Nam” nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng phòng, chống thừa cân béo phì ở trẻ em. Là thương hiệu của Nutifood Sweden, được nghiên cứu và phát triển dựa trên đặc thù dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, Nutifood GrowPLUS+ Trắng với công thức hệ chất xơ Fiber Balance độc quyền từ Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển kết hợp cùng 29 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu và DHA từ tảo giúp con kiểm soát cân nặng, cao lớn chuẩn BMI và thông minh vượt trội.