Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao không được mở cửa khi có bão?

Mở cửa sổ không giúp cân bằng áp suất, mà đón gió đi vào nhà. Áp suất gió bên trong nhà đẩy lên mái nhà và ra ngoài các bức tường, làm tăng nguy cơ sập nhà, tốc mái.

Để chủ động ứng phó với bão số 3, nhiều người đã chủ động ở nhà. Nhiều hộ dân, đơn vị đã chằng chống nhà cửa. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Khi thiên tai như bão lũ ập đến, chúng ta thường cảm thấy lo sợ và cố gắng bảo vệ tài sản của mình. Một trong những quan niệm sai lầm mà nhiều người lầm tin là việc mở cửa sổ trong bão có thể ngăn ngừa ngôi nhà bị “nổ tung” do sự chênh lệch áp suất.

Khi bão Yagi tiến vào Việt Nam trưa 7/9, một bài đăng trên Threads đã lan truyền thông tin này, khuyến cáo mọi người ở khu vực bão mở cửa để “cân bằng áp suất” trong nhà, giảm thiểu hư hại. Bài đăng đã thu hút nhiều lượt bình luận và chia sẻ.

Ngay sau đó, không ít người yêu cầu chủ tài khoản xóa bài, tránh lan truyền thông tin sai lệch, thiếu khoa học cho mọi người trong thời điểm này. Hiện, bài viết đã bị xóa.

Trên thực tế, quan niệm mở cửa trong trời bão để "cân bằng áp suất" đã bắt nguồn từ những thiệt hại lớn do các cơn bão vào đầu thế kỷ 20. Vào thời đó, nhiều người nhận thấy rằng mái nhà thường bị thổi bay trong các cơn lốc xoáy. Điều đó khiến họ tin rằng áp suất bên trong là thủ phạm.

Họ cho rằng mở cửa sổ sẽ giải phóng áp suất bên trong ngôi nhà, giữ cho mái nhà không bị tốc lên, từ đó ngăn chặn thiệt hại thảm khốc. Kết quả là nó trở thành lời khuyên nhiều người tin và làm theo khi gặp lốc xoáy và bão.

Song, nhiều nghiên cứu sau này đã hoàn toàn bác bỏ ý kiến cho rằng mở cửa sổ trong bão lớn có thể giúp cân bằng áp suất.

Mở cửa sổ là “mời” gió vào nhà, lật tung nóc nhà

Để hiểu tại sao việc mở cửa sổ là không hiệu quả và có thể nguy hiểm, chúng ta cần xem xét cách gió ảnh hưởng đến các tòa nhà trong các cơn bão lớn như Yagi. Khi gió bão hoặc lốc xoáy đánh vào một tòa nhà, chúng không tạo ra áp suất đồng đều xung quanh ngôi nhà. Thay vào đó, chúng tạo ra các khu vực áp suất dương ở phía đón gió (phía đối diện với gió) và áp suất âm ở phía khuất gió và mái nhà.

Khong mo cua giua bao anh 1

Một căn nhà nhỏ ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh bị tốc mái, hư hỏng và mất nhiều đồ đạc. Ảnh: Việt Linh.

Khi gió thổi qua mái nhà, nó tạo ra một lực nâng tương tự như cách cánh máy bay tạo ra lực nâng. Hiệu ứng này kết hợp với gió đi vào qua các lỗ hổng trong tòa nhà, có thể khiến nóc nhà bị tốc lên.

Nhưng khi gió đi vào tòa nhà qua một lỗ hổng (như cửa sổ mở hoặc bị vỡ), nó làm tăng áp suất bên trong. Áp suất này đẩy lên trên mái nhà và ra ngoài các bức tường, kết hợp với các lực bên ngoài có thể khiến ngôi nhà sập hoàn toàn.

Nếu cửa sổ được để mở, nó sẽ không cân bằng áp suất như nhiều người tưởng. Thay vào đó, gió sẽ đi vào nhà và bị mắc kẹt bên trong, tạo áp lực lên nóc nhà và tường từ bên trong.

Một trong những nguy hiểm lớn nhất trong bão và lốc xoáy là mảnh vỡ từ các vật thể làm con người, động vật bị thương. Bất cứ thứ gì từ cành cây đến ngói mái đều có thể trở thành vật gây nguy hiểm trong điều kiện gió mạnh.

Nếu để cửa sổ mở, bạn không chỉ “mời” gió vào nhà mà còn để mặc cho các mảnh vỡ nguy hiểm đi vào. Một hòn đá, viên ngói hoặc mảnh gỗ được đẩy bởi gió bão có thể làm vỡ cửa sổ, phá hủy đồ đạc, hoặc thậm chí gây thương tích, tử vong cho những người bên trong.

Nên làm gì khi bão đến?

Văn phòng Khoa học và Xã hội của Đại học McGill giải thích rằng nếu nhà được thiết kế như những hộp rỗng, gió có thể đi qua, giảm áp lực tổng thể lên cấu trúc. Tuy nhiên, nhà ở Việt Nam không chỉ đơn giản là những hộp rỗng, xung quanh trống trải, mà thường là nhà ống, xếp liền kề nhau hoặc chung cư.

Hành lang, tường và cửa ra vào tạo ra các rào cản bên trong ngăn gió lưu thông trong nhà. Khi gió đi vào qua cửa sổ mở, nó bị mắc kẹt tại các rào cản này và khiến áp suất phân bố không đều trong toàn bộ ngôi nhà, có thể làm yếu cấu trúc nhà và dễ bị sụp đổ hơn.

Một trong những phát hiện quan trọng nhất giúp bác bỏ lầm tưởng về việc mở cửa sổ đến từ các nghiên cứu về thiệt hại do lốc xoáy, đặc biệt là sau cơn lốc xoáy Wichita Falls năm 1979 ở Texas.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi cửa sổ được để mở hoặc bị vỡ bởi mảnh vỡ, gió đi vào nhà làm tăng áp suất bên trong lên mái nhà. Đồng thời, gió thổi qua mái nhà tạo ra một lực nâng như cánh máy bay. Các lực này kết hợp lại làm tăng nguy cơ tốc mái nhà.

Khong mo cua giua bao anh 2

Các cửa kính tại một showroom ở Hà Nội được gia cố. Ảnh: Thế Bằng.

Nếu mái nhà bị tốc giữa bão, tường của ngôi nhà trở nên dễ bị sụp đổ hơn nhiều. Bởi mái nhà giúp giữ cho các bức tường liên kết với nhau. Khi nó biến mất, các bức tường có nguy cơ đổ ra ngoài, khiến nó trông như thể ngôi nhà "nổ tung”.

Do đó, điều quan trọng nhất bạn có thể làm để bảo vệ ngôi nhà của mình trong cơn bão là giữ tất cả cửa sổ và cửa ra vào đóng chặt.

Bạn cũng nên đóng toàn bộ cửa có trong nhà. Theo Viện Bảo hiểm An toàn Kinh doanh và Nhà ở (IBHS), việc đóng cửa bên trong có thể giảm 30% áp lực lên mái nhà trong cơn bão. Nhờ chia nhỏ áp suất thành các khu vực nhỏ hơn, khả năng mái nhà bị tốc sẽ giảm xuống.

Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA) khuyến nghị đóng kín cửa garage và nếu có thể, hãy gia cố chúng. Cửa garage xe thường là những lỗ hổng lớn nhất trong một ngôi nhà. Nếu gió đi qua cửa này, nó có thể gây ra thiệt hại lớn cho toàn bộ ngôi nhà.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Ai da dat ten cho con bao? hinh anh

Ai đã đặt tên cho cơn bão?

0

Tên của các cơn bão như Yagi, Haiyan… không được đặt ngẫu nhiên mà có từ trước theo quy tắc ở từng khu vực. Ở Thái Bình Dương, tên bão thường là địa danh, động hoặc thực vật.

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm