Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, Yagi đang là cơn bão duy nhất mạnh lên thành siêu bão và đổ bộ trực tiếp nước ta. Trước đó, cơn bão RAI (năm 2021) cũng mạnh lên thành siêu bão khi vào Biển Đông nhưng tan dần trên Bắc Biển Đông, không ảnh hưởng.

Bão Yagi, ban đầu hình thành từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi ở Philippines, sau đó đạt đỉnh với sức gió duy trì tối đa lên tới 150 mph (khoảng 240 km/h, tương đương bão cấp 4), khiến ít nhất 13 người đã thiệt mạng ở Philippines do lũ lụt và lở đất.

Các đài khí tượng Bắc Kinh, Hồng Kông (Trung Quốc) nâng mức cảnh báo bão Yagi lên cấp 17. Mỹ nhận định bão có sức tàn phá ở cấp 4 trên thang độ 5 cấp, gây ra hậu quả thảm khốc.

Đặc điểm của Yagi

Theo cựu trợ lý giám đốc Đài quan sát Hồng Kông Leung Wing-mo, siêu bão Yagi dự kiến ​​sẽ không sớm yếu đi và thậm chí có thể mạnh lên vào ngày 6/9 do nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường.

Điều này rất quan trọng vì các cơn bão có được sức mạnh từ đại dương. Nước càng ấm, bão lại có thêm nhiều năng lượng. Nhiệt độ bề mặt nước biển cao hơn cho phép chúng đạt mức gió tối đa lớn hơn, theo New York Times.

Bên cạnh đó, theo ông Wing-mo, các điều kiện khí quyển gần đây bao gồm cả ít gió đứt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của bão Yagi.

Trong đó, gió đứt là sự thay đổi tốc độ hoặc hướng của gió trong một khoảng cách ngắn ở khí quyển. Đối với các cơn bão nhiệt đới, gió đứt chiều dọc rất quan trọng vì các cơn bão chiếm không gian dọc từ mực nước biển đến tầng đối lưu.

Yagi anh 1

Dự báo hướng đi, vùng ảnh hưởng bão Yagi sáng 6/9. Ảnh: Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam.

Cấu trúc bão sẽ bị nghiêng khi gặp gió đứt chiều dọc mạnh, làm gián đoạn và phá vỡ dòng chảy nhiệt độ và độ ẩm. Hiện tượng nói trên đưa không khí khô và lạnh vào tâm, khiến bão hoạt động kém hiệu quả và suy yếu.

Trong một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Nature Scientific Reports, các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiệt độ ấm lên đang làm gió đứt suy yếu, cho phép các cơn bão mạnh lên nhanh hơn.

Khi quan sát từ hình ảnh vệ tinh của siêu bão Yagi, ông Wing-mo đặc biệt chú ý đến các đám mây có tính đối xứng. Đây là dấu hiệu cho thấy sự khác biệt giữa tốc độ gió ở tầng thấp đến cao rất nhỏ, đồng nghĩa cấu trúc của cơn bão vẫn còn nguyên vẹn và rất mạnh.

Ngoài ra, các yếu tố bổ sung như độ ẩm cũng góp phần vào khả năng phục hồi của Yagi. Cụ thể, các luồng không khí từ bán cầu nam tràn qua đường xích đạo vào cơn bão, mang theo độ ẩm dồi dào có thể làm tăng cường độ của siêu bão Yagi.

Mảnh đất quá màu mỡ cho siêu bão

Siêu bão là hiện tượng hiếm xảy ra ở Đại Tây Dương vì những điều kiện hình thành khó xuất hiện thường xuyên. Luồng không khí khô từ sa mạc Sahara đã làm tắt nhiều cơn bão đang phát triển. Trong khi đó, đợt lạnh phía Mỹ là điều kiện bất lợi của Đại Tây Dương để phát triển thành bão nhiệt đới.

Tuy nhiên, mọi thứ lại khác xa ở phía tây Thái Bình Dương. Các luồng không khí lạnh, gió đứt mạnh và sự xâm nhập của không khí khô thường xảy ra ở Thái Bình Dương, cộng hưởng với điều kiện ẩm ướt quanh năm ở Đông Nam Á và các quốc đảo như Philippines.

Yagi anh 2

Cảnh tượng sấm chớp ở Trung Quốc trước khi siêu bão Yagi đổ bộ. Ảnh: CNN.

Chính điều này đã tạo nên số lượng lớn cơn bão làm tăng khả năng một trong số chúng có thể đạt đỉnh và phát triển thành siêu bão, gây thiệt hại nghiêm trọng khi đổ bộ.

Trường hợp đầu tiên là siêu bão Haiyan đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.000 người ở Philippines năm 2013. Đến năm 2021, siêu bão Rai cướp đi sinh mạng của hơn 400 người khi đổ bộ vào phía bắc Philippines sau khi đạt đỉnh.

Bên cạnh những yếu tố tự nhiên, việc biến đổi khí hậu do con người gây ra không chỉ khiến những cơn bão trở nên mạnh hơn, mà còn khiến những cơn bão mạnh nhanh chóng như Yagi trở nên phổ biến hơn.

Hơn 90% lượng nhiệt dư thừa từ sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra đã được các đại dương hấp thụ. Theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, kể từ năm 1901, nhiệt độ bề mặt nước biển đã tăng trung bình 0,08 độ C trong mỗi thập kỷ.

Yagi anh 3

Các nhân viên chuẩn bị ứng phó với siêu bão Yagi đang xếp bao cát tại Cảng Xinhai hôm 4/9 tại Hải Khẩu, Hải Nam. Ảnh: VCG.

Nhiều cơn bão phát triển từ bão nhiệt đới lên cấp 3 trong vòng chưa đầy 24 giờ. Một phân tích hình ảnh vệ tinh năm 2020 cho thấy khả năng một cơn bão trở thành cấp 3 hoặc cao hơn, với sức gió duy trì trên 177 km/h, đã tăng khoảng 8% mỗi thập kỷ kể từ năm 1979.

Không chỉ mạnh, đường đi của những cơn bão này trở nên bất định. Rất khó để biết trước việc cường độ của chúng gia tăng nhanh chóng - khi tốc độ gió tăng ít nhất 56 km/giờ trong một ngày, thậm chí ít hơn.

Theo Gerry Bagtasa - giáo sư từ Viện Khoa học Môi trường và Khí tượng, Đại học Philippines, mặc dù hiếm gặp, Philippines không lạ gì với hiện tượng này khi 28% trong số xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ vào nước này từ năm 1951 đã trải qua gia tăng cường độ nhanh chóng.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Hơn 9,3 triệu người nhận tin nhắn phòng chống siêu bão Yagi qua Zalo

Sáng ngày 5/9, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng Chống Thiên Tai Việt Nam đã gửi tin nhắn hướng dẫn neo đậu thuyền an toàn trú bão Yagi tới hơn 9,3 triệu người dân các tỉnh ven biển.

Bill Gates noi ve tuong lai cua AI hinh anh

Bill Gates nói về tương lai của AI

0

Với các khoản đầu tư hàng tỷ USD vào công nghệ, cha đẻ Microsoft tin rằng AI sẽ dẫn lối cho một tương lai tốt đẹp hơn, như xóa sổ bệnh tật, đảo ngược biến đổi khí hậu và bình đẳng giáo dục.

Anh Tuấn

Bạn có thể quan tâm