Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thực hư câu chuyện về phi công 'Bóng ma Kyiv'

Câu chuyện về phi công huyền thoại "Bóng ma Kyiv" bắn hạ 40 máy bay Nga được giới chức Ukraine khẳng định là không có thật.

Kể từ đầu chiến dịch quân sự do Moscow phát động tại Ukraine, câu chuyện về một phi công có biệt danh "Bóng ma Kyiv", với thành tích bắn hạ 40 máy bay Nga dù bị đối phương áp đảo về số lượng, đã lan rộng trên mạng xã hội. Danh tính của phi công huyền thoại này chưa từng được công bố, theo BBC.

Câu chuyện không có thật

Mới đây, Bộ chỉ huy Không quân Ukraine cảnh báo trên Facebook rằng "Bóng ma Kyiv" chỉ là siêu anh hùng mà người dân nước này tự vẽ ra.

"Chúng tôi đề nghị người dân Ukraine không vi phạm quy định về thông tin xác thực", quân đội Ukraine cho biết, đồng thời khuyến cáo người dân kiểm tra các nguồn thông tin trước khi lan truyền.

Trước đó, các báo cáo cho biết thiếu tá Stepan Tarabalka, 29 tuổi, là phi công có thành tích số một của Không quân Ukraine. Nhà chức trách Ukraine cho biết thiếu tá Tarabalka đã hy sinh hôm 13/3 và được phong tặng Huân chương Anh hùng.

Không quân Ukraine khẳng định thiếu tá Tarabalka "không phải Bóng ma Kyiv" và liệt sĩ này cũng không bắn rơi 40 máy bay Nga.

Nhà chức trách Ukraine miêu tả "Bóng ma Kyiv" là "hình ảnh của tập thể phi công thuộc Lữ đoàn chiến thuật số 40 của Không quân Ukraine, đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ thủ đô, thay vì một phi công cụ thể.

Nga tan cong Ukraine anh 1

Hình ảnh về "Bóng ma Kyiv" được Cơ quan An ninh Ukraine đăng trên Telegram thời gian đầu chiến sự. Ảnh: Telegram.

Trong một thời gian dài, dù không biết danh tính thực sự của "Bóng ma Kyiv", nhiều câu chuyện về phi công huyền thoại này vẫn được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội không chỉ Ukraine mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

"Bóng ma Kyiv" thậm chí được một nhà sản xuất máy bay Ukraine sử dụng trong hoạt động quảng bá.

Trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Ukraine đăng tải video vinh danh sự hy sinh anh dũng của thiếu tá Tarabalka, không ít người gắn biệt danh ấy cho phi công nay đã hy sinh.

Các chuyên gia quân sự cho biết họ hoài nghi tính xác thực của thông tin một phi công có thể bắn rơi đến 40 máy bay Nga, bởi họ nhận định một lượng lớn máy bay Nga bị bắn hạ trên chiến trường Ukraine nhờ vào tên lửa đất đối không, đặc biệt các tên lửa vác vai như Stinger.

Liều thuốc tinh thần

Nhà sử học quân sự người Ukraine Mikhail Zhirohov nhận định câu chuyện "Bóng ma Kyiv" là hình thức nhằm "nâng cao sĩ khí" của quân dân Ukraine trong trận chiến khó khăn thời gian qua.

Ông Zhirohov nói rằng trong những ngày đầu chiến sự, quân đội Nga gần như làm chủ bầu trời Ukraine. Vì thế, một phi công riêng lẻ của Ukraine "cùng lắm cũng chỉ có thể bắn rơi từ 2-3 chiếc máy bay" của đối phương.

"Thông tin tuyên truyền kiểu như vậy rất quan trọng, bởi quân đội của chúng tôi nhỏ hơn, nhiều người sợ rằng Ukraine không thể sánh được với đối phương. Chúng tôi cần sự cổ vũ tinh thần trong thời chiến", ông Zhirohov nói.

Dù bị áp đảo về số lượng, các phi công Ukraine vẫn đang giành giật sòng phẳng quyền kiểm soát bầu trời. Đáng nói, phi công Ukraine sử dụng các máy bay đời cũ như Mig-29. Thực tế này càng truyền cảm hứng cho những thần thoại kiểu như "Bóng ma".

Nga tan cong Ukraine anh 2

Các hệ thống tên lửa vác vai là vũ khí chính giúp Ukraine bắn hạ máy bay Nga.

Những thông tin mà nhà chức trách Ukraine tung ra góp phần giúp huyền thoại "Bóng ma Kyiv" lan rộng trong những ngày đầu chiến sự.

Một trong số đó là việc Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đăng tải trên Telegram hình ảnh với tựa đề "Bóng ma Kyiv", miêu tả phi công này là "thiên thần" khi bắn hạ 10 máy bay Nga. Tuy vậy, SBU không công bố tên của phi công.

Truyền thông Ukraine sau đó xác nhận bức hình mà SBU đăng trên Telegram là hình ảnh cũ đã có từ trước ngày 24/2.

Một chuyên gia quân sự giấu tên người Ukraine cho biết câu chuyện "Bóng ma Kyiv" giúp nâng cao tinh thần của người dân trong thời điểm đất nước Ukraine cần những câu chuyện đơn giản" nhưng tích cực.

Sự kiện soái hạm Moskva chìm trên Biển Đen hồi đầu tháng 4 là một câu chuyện tương tự giúp nâng cao tinh thần của quân dân Ukraine.

Từ đầu chiến dịch quân sự, đã có nhiều câu chuyện không thể xác minh tính xác thực giúp củng cố tinh thần của người Ukraine.

Trong những ngày đầu tiên, đó là câu chuyện về các binh sĩ Ukraine phòng thủ đảo Rắn cố gắng xua đuổi tàu chiến Nga. Sau đó là sự kiện soái hạm Moskva chìm trên Biển Đen.

Soái hạm Moskva là một trong những biểu tượng tự hào của Hải quân Nga. Quân đội Ukraine tuyên bố đánh chìm tàu chiến này bằng 2 tên lửa chống hạm Neptune. Tuy nhiên, Moscow nói rằng tàu chiến chìm do hỏa hoạn.

Những câu chuyện như "Bóng ma Kyiv" không phải chỉ có ở Ukraine, các phi công anh hùng đã đi vào huyền thoại ở những quốc gia khác.

Trong Thế chiến 2, nước Anh cũng vinh danh các phi công cảm tử của Không quân Hoàng gia đã đánh bại lực lượng hùng hậu của Không quân Đức trong trận chiến phòng thủ London năm 1940.

Bản thân nước Nga cũng có nhiều câu chuyện vinh danh các phi công anh hùng đã hy sinh trong Thế chiến 2. Những phi công này được miêu tả bị áp đảo về số lượng và vũ khí. Một số lao máy bay vào máy bay địch sau khi đã bắn hết đạn.

Những huyền thoại như "Bóng ma Kyiv" không phải điều bất ngờ, trong bối cảnh Ukraine và Nga đều tung ra những thông tin trái ngược và không thể kiểm chứng về thiệt hại của đối phương.

Hôm 30/4, Không quân Ukraine tuyên bố Nga đã mất 190 máy bay, 155 trực thăng sau hơn 2 tháng chiến sự. Trong khi chỉ một ngày trước đó, Nga tuyên bố đã phá hủy gần 300 máy bay của Ukraine.

Nga tung video phóng tên lửa Oniks tấn công mục tiêu ở Ukraine Bộ Quốc phòng Nga hôm 1/5 công bố đoạn video phóng tên lửa siêu thanh Oniks tấn công một nhà kho gần thành phố Odessa chứa vũ khí mà Mỹ và châu Âu viện trợ Ukraine.

Ukraine nói tổng tham mưu trưởng quân đội Nga đến tiền tuyến ở Donbas

Ukraine tuyên bố đã nã pháo vào các căn cứ quân sự của Nga tại thành phố Izium trong thời gian Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov đến thị sát.

NATO tập trận lớn ở Ba Lan

NATO tiến hành hai cuộc tập trận quy mô lớn là Defender Europe 2022 và Swift Response 2022 trong tháng 5. Riêng ở Ba Lan, khoảng 7.000 binh sĩ và 3.000 trang bị được triển khai.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm