Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng yêu cầu 9 bộ, ngành cùng vào cuộc gỡ khó bất động sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, doanh nghiệp... chung sức hợp lực để vượt qua khó khăn, thách thức phát triển thị trường bất động sản lành mạnh.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành công điện của Thủ tướng về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản. Theo đó, Phó thủ tướng đánh giá thời gian qua, thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn.

Do một số nguyên nhân khách quan như: Dịch bệnh, chu kỳ tăng trưởng của thị trường, tăng trưởng kinh tế giảm, khó khăn thị trường. Bên cạnh đó, chủ yếu là nguyên nhân chủ quan như việc: Lập, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch còn chậm; điều chỉnh dự án đầu tư còn vướng mắc; triển khai dự án chậm, kéo dài; tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, chứng khoán còn khó khăn...

Chủ đầu tư, người mua nhà phải được tiếp cận vốn tín dụng

Trước tình hình đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tập trung giải quyết theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc lập, phê duyệt các quy hoạch; việc điều chỉnh các quy hoạch... trước ngày 15/6.

Đối với khó khăn, vướng mắc trong bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương giải quyết phù hợp theo quy định của pháp luật.

"Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan rà soát các khó khăn, vướng mắc đối với các nội dung liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy trong các công trình xây dựng để đề xuất giải pháp tháo gỡ trước ngày 30/6", Thủ tướng yêu cầu.

bat dong san anh 1

Thị trường bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Quỳnh Danh.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

"Tổ chức triển khai và theo dõi chặt chẽ việc triển khai thực hiện về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ và quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp", người đứng đầu Chính phủ yêu cầu.

Đồng thời, NHNN cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.

Địa phương rà soát, tháo gỡ từng dự án vướng mắc

Ngoài ra, Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường một số yêu cầu để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xác định giá đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 44/2014 quy định phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất; định giá đất cụ thể... Trình Chính phủ ban hành trước ngày 30/6.

Bộ Tài chính được giao kịp thời có giải pháp hiệu quả thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, bền vững; sớm hoàn thiện báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND các tỉnh phải chủ động làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp, từng dự án vướng mắc hoặc triển khai chậm.

Chủ tịch UBND các địa phương chỉ đạo tập trung rà soát các dự án vướng mắc trên địa bàn để kịp thời tháo gỡ, chủ động làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp, từng dự án có vướng mắc hoặc triển khai chậm để xác định rõ các nguyên nhân, kịp thời tháo gỡ ngay các khó khăn; không lạm dụng việc lấy ý kiến các cơ quan trung ương để né tránh trách nhiệm.

"Tổng hợp các vướng mắc thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, Chính phủ, Quốc hội, trong đó chỉ rõ các điều khoản của quy định, văn bản là nguyên nhân của các vướng mắc gửi về tổ công tác trước ngày 15/6 để tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của Thủ tướng…", công điện nêu rõ.

Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương thực hiện công bố, công khai trên Cổng thông tin điện tử danh mục các dự án và có văn bản gửi tới NHNN danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo xây dựng lại chung cư cũ để các ngân hàng thương mại có cơ sở áp dụng cho vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Yêu cầu các Bộ, ngành theo thẩm quyền kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công điện, các kết luận của Thủ tướng, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Văn phòng Chính phủ vào ngày 25 hàng tháng.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Phó thủ tướng: Gói 120.000 tỷ không phải để 'giải cứu' bất động sản

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay mua, xây nhà ở xã hội chưa thể giải ngân, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng khẩn trương triển khai.

Đề xuất gói vay lãi suất dưới 3%/năm cho công nhân mua nhà ở xã hội

Tổng liên đoàn lao động đề xuất Chính phủ ban hành thêm gói tín dụng cho công nhân, người lao động với lãi suất không quá 3%/năm, thời hạn trên 25 năm để thuê, mua nhà ở xã hội.

Nguy cơ mất hàng tỷ USD nếu Việt Nam chậm cải thiện môi trường đầu tư

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang trong xu hướng chậm lại khi một số nền kinh tế dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu ở mức 15% từ năm 2024.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm