Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng: Trung Quốc mở cửa mang lại nhiều cơ hội

"Trung Quốc mở cửa mang lại cơ hội như khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, nhưng cũng không ít thách thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Ngày 8/1, hàng trăm người chủ yếu là học sinh, chuyên gia, người lao động quốc tịch Trung Quốc có mặt ở khu vực cửa khẩu quốc tế Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) để chờ làm thủ tục xuất cảnh về nước. Ảnh: Quốc Nam.

Sáng 2/2, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1 với sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Phiên họp được tổ chức trực tuyến với các địa phương nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 2; tình hình triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; triển khai các nhiệm vụ sau Tết Quý Mão...

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng cho hay tháng 1 có hai kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, số ngày làm việc ít hơn, chỉ bằng 2/3 bình thường. Trong khi đó, tình hình thế giới tháng 1 tiếp tục phức tạp, khó lường. Thủ tướng nhận định việc Trung Quốc mở cửa trở lại mang đến nhiều cơ hội như khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, nhưng đi cùng không ít thách thức.

Trong nước, nhiều sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại quan trọng diễn ra một tháng qua; trong đó có các kỳ họp bất thường của Trung ương, Quốc hội.

Đứng trước nhiệm vụ lớn của tháng 2, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích, dự báo tình hình, nhất là những vấn đề mới nổi lên, các bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành.

Từ đó đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sát tình hình thực tế, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả cao để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đạt kết quả tốt nhất, đặc biệt là đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, hạn chế những tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Trung Quoc mo cua anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1. Ảnh: VGP.

Theo báo cáo tại phiên họp, trong tháng 1, các bộ, ngành, quyết liệt, tập trung triển khai các nhiệm vụ năm 2023 ngay từ những ngày đầu năm. Tình hình kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,52% so với tháng 12/2022 và tăng 4,89% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường tiền tệ bước đầu có mức tăng trưởng tích cực. Đến ngày 17/1, tín dụng tăng 0,65% so với cuối năm trước, bảo đảm thanh khoản của hệ thống ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán, rút tiền mặt của người dân, doanh nghiệp trước và trong dịp Tết Nguyên đán.

Thu ngân sách tháng 1 đạt 11,3% dự toán; vốn FDI đăng ký mới đạt 1,2 tỷ USD, cao gấp 3 lần cùng kỳ năm trước; ước tính xuất siêu 3,6 tỷ USD. Quốc phòng an ninh được bảo đảm, hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng nhờ nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp Tết Nguyên đán.

Dù vậy, Chính phủ nhìn nhận khó khăn, thách thức ngày càng gia tăng cả từ bên ngoài và cả từ bên trong nền kinh tế. Sức ép điều hành tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô tăng cao.

Ngoài ra, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11 đã giải ngân các chính sách hỗ trợ là 80.800 tỷ đồng sau một năm triển khai.

Việc triển khai hỗ trợ 2% lãi suất được nhận định là rất chậm, chưa đề xuất cụ thể phương án xử lý nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động…

Đối với phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, theo Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước đến ngày 31/1 đạt 92,97% theo kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn cùng kỳ. Dù vậy, số tuyệt đối cao hơn cùng kỳ năm 2021, khoảng 100.000 tỷ đồng, tăng khoảng 23%...

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.

Qua đêm chờ xuất cảnh về Trung Quốc sau 3 năm mắc kẹt

Người đàn ông bị mắc kẹt ở Việt Nam 3 năm phải nghỉ qua đêm gần cửa khẩu Móng Cái để chờ làm thủ tục xuất cảnh về Trung Quốc.

3.000 người Trung Quốc rời Việt Nam sau 2 tiếng mở cửa khẩu Lạng Sơn

Lực lượng Biên phòng Lạng Sơn phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương đón tiếp, làm thủ tục để việc qua lại cửa khẩu một cách linh hoạt, thuận lợi, nhanh chóng.

Khách quốc tế đến Tân Sơn Nhất tăng mạnh ngày đầu Trung Quốc mở cửa

Lượng khách quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất được đánh giá liên tục tăng tích cực từ sau dịch bệnh, đồng thời khi thị trường Trung Quốc mở cửa, dấu hiệu hồi phục này càng mạnh mẽ.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm