Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng: 'Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng, đưa ĐBSCL phát triển đột phá'

Với những điểm nghẽn về nhân lực và hạ tầng đã được chỉ ra, Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ, khắc phục để đưa ĐBSCL phát triển mạnh mẽ và đột phá.

Sáng 21/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, với chủ đề "Đồng bằng sông Cửu Long: Tư duy mới - Tầm nhìn mới - Cơ hội mới - Giá trị mới". Đây là hội nghị triển khai quy hoạch phát triển vùng đầu tiên trong cả nước.

ĐBSCL trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp vào 2030

Quy hoạch ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định nhiều đột phá mang tính chiến lược, trong đó có định hướng phát triển vùng theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa trên ba trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường.

Quy hoạch nêu rõ việc tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến kết nối với TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ; tập trung phát triển hành lang đô thị công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An kết nối với TP.HCM, vùng Đông Nam bộ và hệ thống 8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp.

Thao go diem nghen ha tang,  dua DBSCL phat trien dot pha anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc.

Tầm nhìn và mục tiêu quy hoạch là phát triển ĐBSCL nhanh và bền vững, hiện đại, sinh thái, văn minh, mang đậm đà bản sắc văn hóa. Đến năm 2050, ĐBSCL trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước; là nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ĐBSCL thực sự là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Tuy vậy, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức khi vùng chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh.

Để phát triển ĐBSCL, Chính phủ ban hành chương trình hành động với những mục tiêu cụ thể như: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 6,5 - 7%/năm; quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2-2,5 lần so với năm 2021; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 146 triệu đồng/người/năm.

Nhìn nhận đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, Thủ tướng cho rằng muốn hiện thực hóa mục tiêu cần có cách tiếp cận tổng thể, triển khai giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu lực, hiệu quả.

ĐBSCL sẽ phát triển mạnh mẽ và đột phá

Thủ tướng chỉ đạo phải theo dõi sát, nắm chắc tình hình và yêu cầu thực tiễn để chỉ đạo, điều hành linh hoạt; xác định một số trọng tâm, trọng điểm; làm đến đâu chắc đến đó.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải có tầm nhìn chiến lược, tư duy đột phát để phát triển vùng ĐBSCL trong giai đoạn tới, đó là: Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, hiệu quả cao, giá trị gia tăng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến…; phát triển kinh tế biển, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, hạ tầng hỗ trợ việc chuyển đổi mô hình phát triển của vùng như hạ tầng giao thông, thủy lợi, cấp nước, giáo dục, y tế, chuyển đổi số...

Thao go diem nghen ha tang,  dua DBSCL phat trien dot pha anh 2
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát hướng tuyến 2 cao tốc tại ĐBSCL bằng trực thăng. Ảnh: Nhật Bắc.

Trước mắt, các tỉnh, thành phố ĐBSCL cần tập trung thực hiện thật tốt công tác phòng, chống dịch để tạo thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững.

Các địa phương, các ngành phối hợp tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông và logistics để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đôn đốc, kiểm tra, giám sát chặt việc thực hiện để từ nay đến cuối năm giải ngân đạt 100%.

Thủ tướng gợi mở cần đa dạng hóa nguồn tài chính, đẩy mạnh hợp tác công tư; huy động, kích hoạt mọi nguồn lực cho đầu tư, phát triển, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân có trọng tâm, trọng điểm", Thủ tướng gợi mở.

"Tinh thần là nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, người dân, doanh nghiệp được hưởng thụ thật. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực", Thủ tướng quán triệt.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các đối tác phát triển, nhà khoa học, nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ trong các hoạt động phát triển ĐBSCL thịnh vượng và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thủ tướng tin tưởng trong thời gian tới, vùng ĐBSCL sẽ có sự phát triển mạnh mẽ và đột phá. Nơi đây cũng sẽ trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, có trình độ tổ chức xã hội tiên tiến; thu nhập của người dân ngày một nâng cao; người dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Hết nhiệm kỳ, ĐBSCL sẽ có 500 km đường cao tốc

Dù đến nay, cả vùng ĐBSCL mới có 90 km đường cao tốc, Bộ trưởng GTVT tin với số vốn được tập trung cho giao thông, hết nhiệm kỳ, số km đường cao tốc tại đây có thể đạt mốc 500.

TTXVN

Bạn có thể quan tâm