Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024 với chương trình làm việc về nhiều nội dung quan trọng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc. |
Sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 với chương trình làm việc về nhiều nội dung quan trọng.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ; đồng chí Tô Ân Xô, Trợ lý Tổng Bí thư; lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, một số tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận về: Tình hình kinh tế-xã hội, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháng 11 và 11 tháng năm 2024; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 12; dự thảo nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kết hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu đánh giá những điểm mới, điểm nổi bật về tình tình hình thế giới, trong nước tháng 11 và 11 tháng, dự báo tình hình tháng 12 và thời gian tới.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá kinh tế-xã hội đã phục hồi vững chắc chưa, những lĩnh vực nào là nổi bật; đánh giá việc ưu tiên cho tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, các dự án lớn, dự án mới... Ảnh: VGP/Nhật Bắc. |
Thủ tướng cho biết trong tháng 11, ngoài các nhiệm vụ, công việc thường xuyên, có hai nhiệm vụ rất quan trọng là xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và chuẩn bị kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV với rất nhiều nội dung.
Nhân đây, Thủ tướng trân trọng cảm ơn Quốc hội đã đồng hành với Chính phủ tại kỳ họp thứ 8 vừa qua, đặc biệt là trong xây dựng, thông qua các dự án luật bảo đảm tiến độ, chất lượng, trong đó có những dự án luật rất khó và phức tạp.
Theo Thủ tướng, các bộ, ngành đã cố gắng hoàn thành các công việc đề ra với chất lượng cao, kịp thời xử lý các vấn đề liên quan phát triển kinh tế-xã hội, ưu tiên cho tăng trưởng cao hơn, phấn đấu năm 2024 tăng trưởng khoảng hơn 7% và hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu đề ra. Đây là nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư.
Về kinh tế-xã hội, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá kinh tế-xã hội đã phục hồi vững chắc chưa, những lĩnh vực nào là nổi bật; đánh giá việc ưu tiên cho tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, các dự án lớn, dự án mới; những điểm sáng trong tháng 11 và 11 tháng, những việc chưa làm được, hạn chế, bất cập và khó khăn, thách thức; đánh giá công tác lãnh đạo, điều hành đã phù hợp, hiệu quả chưa; rút ra các bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là xử lý các vấn đề phát sinh, khó khăn, nhạy cảm.
Về công việc từ nay đến cuối năm, chuẩn bị cho đầu năm 2025, Thủ tướng cho biết, chúng ta phải làm cùng rất nhiều việc, trong đó có nhiều việc khó, phức tạp, nhạy cảm: Thứ nhất là tập trung tăng tốc, bứt phá, về đích năm 2024, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng, giữ đà, giữ nhịp để quý IV tăng khoảng 7,5%, cả năm tăng trưởng khoảng trên 7%, góp phần vào thành tựu chung của kế hoạch 5 năm; thứ hai là tập trung sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy; thứ ba là tổng kết năm 2024 và xây dựng kế hoạch hoạt động của năm 2025.
Thủ tướng nêu rõ, sau phiên họp cần tổ chức thực hiện thật tốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của năm 2024; giữ nhịp phát triển trong năm 2025 với mục tiêu cao hơn mục tiêu Trung ương và Quốc hội đã giao, tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 với tăng trưởng hai con. Ảnh: VGP/Nhật Bắc. |
Thủ tướng nêu rõ, bối cảnh, nhiệm vụ đòi hỏi các thành viên Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng các cơ quan, các cấp, các ngành, các địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng phải có tư duy đổi mới, đột phá với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, có trọng tâm, trọng điểm hơn, tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần "dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung"; "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả"; "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi". Các thành viên Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng các cơ quan cần có những sáng kiến, đột phá để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt, với việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, làm tốt công tác tư tưởng cho chính bản thân mình và chính cơ quan, đơn vị mình, góp phần tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng.
Thủ tướng nêu rõ, sau phiên họp cần tổ chức thực hiện thật tốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của năm 2024; giữ nhịp phát triển trong năm 2025 với mục tiêu cao hơn mục tiêu Trung ương và Quốc hội đã giao, phấn đấu tăng trưởng khoảng 8%; tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 với tăng trưởng hai con số để thực hiện các mục tiêu chiến lược đến năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước.
Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và Đột phá
Cuốn sách Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và Đột phá của Thủ tướng, Phó Giáo sư Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, khái quát bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam từ khi giành được độc lập tới cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Qua đó, giúp bạn đọc hiểu tường tận về một giai đoạn thăng trầm và đột phá của kinh tế nước nhà. Cuốn sách là kết quả của sự đầu tư nghiêm túc với lượng thông tin phong phú, được sưu tầm, tuyển chọn và tính toán từ nhiều nguồn trong nước và nước ngoài trong khoảng thời gian dài.