Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói về 'duyên nợ' trong quan hệ Việt - Pháp

"Vì sao gọi là duyên nợ? Vì duyên nợ là có lúc thế này, có lúc thế kia, có lúc tốt, có lúc chưa hài lòng, nhưng không thể bỏ được nhau", Thủ tướng nói về mối quan hệ Việt - Pháp.

Bên cạnh hoạt động tiếp xúc song phương với các lãnh đạo cấp cao của Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành ưu tiên cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và quan hệ đầu tư, thương mại giữa hai nước Pháp - Việt.

8h ngày 4/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì và tham dự phiên đối thoại bàn tròn với 11 chủ tịch và CEO các tập đoàn lớn của Pháp như: Alstom, Ngân hàng BRED, Safran; Thales, Air Liquide, EDF, MSC Mediterrane an shipping, Schneider Electric, Mazars, Quandran International...

Hợp tác không chỉ về tiền bạc

Hàng loạt câu hỏi và khúc mắc từ phía Pháp đặt ra đã được các bộ trưởng, trưởng ngành phía Việt Nam tháo gỡ và giải quyết thỏa đáng. Doanh nghiệp hai nước tin tưởng vào cơ hội hợp tác cũng như đột phá, mở cửa về thể chế, chính sách khi đại dịch đang được đẩy lùi.

Thu tuong noi ve moi quan he duyen no voi Phap anh 1

Đại diện tập đoàn kinh tế Pháp đặt ra nhiều vấn đề trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính và một số bộ trưởng trong đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

Ngay sau buổi đối thoại với 11 tập đoàn lớn của Pháp, tại trụ sở Nghiệp đoàn giới chủ Pháp (MEDEF), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt - Pháp - nơi quy tụ hơn 100 lãnh đạo doanh nghiệp của 2 nước.

Phát biểu tại diễn đàn, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhắc đến hình ảnh khán phòng chật kín người. Điều này cho thấy sự quan tâm tình cảm ấm áp, thân thiện, quý mến nhau thể hiện giữa hai nước.

Với 29 thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD được ký kết tại diễn đàn, Thủ tướng khẳng định sự hợp tác chặt chẽ và tin tưởng lẫn nhau giữa hai nước.

Hy vọng vào sự hợp tác thành công của doanh nghiệp hai nước, Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đầu tư vào thị trường Pháp, và 185.000 doanh nghiệp Pháp với khoảng 10 triệu lao động tiếp tục tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam.

"Quan hệ của các doanh nghiệp cần tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và quan hệ Việt - Pháp, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và lợi ích hai nước", Thủ tướng nói.

Theo ông, hợp tác đầu tư không chỉ về tiền bạc mà còn là góp ý về xây dựng chính sách, thể chế và cải cách hành chính, tìm các nguồn tài chính xanh, đầu tư vào các ngành mới nổi. Nhìn nhận có nhiều cơ hội nhưng thách thức đặt ra không nhỏ, Thủ tướng nhấn mạnh cần sự hỗ trợ, hợp tác của các nước phát triển, trong đó có Pháp.

Thu tuong noi ve moi quan he duyen no voi Phap anh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hai nước Việt - Pháp cần hướng đến tương lai, không định kiến với quá khứ. Ảnh: TTXVN.

Nhắc đến mối quan hệ Việt Nam và Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ có rất nhiều cảm xúc. Ông dùng từ "duyên nợ" để nói về mối quan hệ này. "Vì sao gọi là duyên nợ? Vì duyên nợ là có lúc thế này, có lúc thế kia, có lúc tốt, có lúc chưa hài lòng, nhưng không thể bỏ được nhau", ông vừa dứt lời, cả hội trường vang lên tiếng vỗ tay hưởng ứng.

Theo lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, hai nước cần hướng đến tương lai, không định kiến với quá khứ. Đây là giá trị nhân văn rất cao và là nền tảng rất quan trọng.

Định hướng phát triển nhanh nhưng bền vững

Trong quan hệ quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng tin. "Khi tin cậy chính trị được củng cố và tăng cường sẽ chi phối toàn bộ lĩnh vực khác", Thủ tướng nói và cho rằng mối quan hệ Việt - Pháp là sự khách quan của phát triển.

Ông nhấn mạnh Việt Nam có nền tảng chính trị ổn định, đảm bảo niềm tin và sự yên tâm, sự nhất quán trong chính sách đầu tư kinh tế, hợp tác. Định hướng phát triển của Việt Nam là nhanh nhưng bền vững cả về xã hội, kinh tế và các mối quan hệ khác.

Thu tuong noi ve moi quan he duyen no voi Phap anh 3

Ông Trần Hoài Nam - Phó tổng giám đốc HDBank và ông Andreas Zeisler - Giám đốc Đầu tư Định chế Tài chính Toàn cầu DEG (Đức) ký thỏa thuận 300 triệu USD tăng cường phát triển bền vững.

Đại dịch Covid-19 khiến thế giới điêu đứng. Theo người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, đây là cơ hội để các quốc gia hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau và hỗ trợ để đoàn kết chống dịch.

“Khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát, chúng tôi chưa đủ vaccine, chưa có thuốc điều trị và hạ tầng y tế còn có hạn, nên buộc phải dùng biện pháp hành chính khiến kinh tế bị sụt giảm. Sau đó, chúng tôi nhanh chóng tìm ra giải pháp chống dịch với 3 trụ cột chính là cách ly hẹp nhất, xét nghiệm thần tốc và điều trị từ sớm, từ xa”, Thủ tướng chia sẻ.

Đến nay, Việt Nam đang kiểm soát được tình hình và thích ứng an toàn, hiệu quả với dịch bệnh. "Chúng tôi đang từng bước mở cửa, việc này mới bắt đầu từ 10/9, đến nay chưa được một tháng nhưng tình hình thay đổi nhanh chóng", Thủ tướng chia sẻ.

Một lần nữa, Thủ tướng khẳng định Chính phủ hai nước theo đuổi xu thế chung là hòa bình, hợp tác và phát triển, càng khó khăn càng phải đoàn kết để vươn lên và khẳng định mình.

Hàng loạt thỏa thuận hợp tác lớn giữa Việt - Pháp được ký kết

Tại diễn đàn, nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng cũng được trao và ký kết giữa hai bên. Với sự góp mặt của các doanh nghiệp lớn hai nước, đại diện VietJet và Tập đoàn Airbus cùng trao thỏa thuận hợp tác chiến lược về cung cấp 184 tàu bay, phát triển mới đội tàu bay thân rộng và bàn giao 3 tàu bay thân rộng A330.

Đại diện HDBank và Tổ chức tài chính Phát triển Pháp (Proparco) cùng trao thỏa thuận hợp tác hỗ trợ tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam với hợp tác tài trợ tín dụng dài hạn trị giá 100 triệu USD, tài trợ các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Đại diện HDBank sau đó cũng trao thỏa thuận hợp tác với đối tác chiến lược DEG (định chế Tài chính Phát triển thuộc Ngân hàng Tái thiết KFW của Đức) với tổng giá trị thực hiện từ 200 tới 300 triệu USD.

Tập đoàn Mia Group cũng ký kết biên bản ghi nhớ cùng Tổ chức công nghệ Kaira Clan với mục tiêu hợp tác để xây dựng giai đoạn tiếp theo của Bản đồ trái cây Việt Nam, xây dựng hệ thống nền tảng kỹ thuật số cho nông nghiệp Việt Nam.

Văn bản thoả thuận 3 dự án được hai bên ký kết có với tổng giá trị dự tính lên đến 15 triệu euro, nhằm xây dựng hệ thống phòng lab để thu thập và phân tích dữ liệu nông sản, định hướng cho phát triển, chăm sóc và thu hoạch theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của Phần Lan.

Thủ tướng Việt Nam, Pháp chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác 10 tỷ USD

Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Pháp Jean Castex, VietJet và Safran ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện với doanh số hợp tác trị giá 10 tỷ USD.

Deo An Khe te liet hinh anh

Đèo An Khê tê liệt

0

Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường, bịt lối thoát nước, gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.

Hoài Thu

Từ Paris, Pháp

Bạn có thể quan tâm