Đoàn đại biểu chính thức cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác có: Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Chủ tịch ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh; Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành; Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gồm Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy sở hữu tổng cộng hơn một nửa giá trị tài sản thế giới; thường xuyên chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức hàng năm để trao đổi, thúc đẩy, giải quyết các vấn đề toàn cầu từ kinh tế, chính trị, xã hội.
Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7 nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham dự và đóng góp của các nước đang phát triển, đẩy mạnh quan hệ đối tác của G7 với các nước đang phát triển trong giải quyết các thách thức toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 49 diễn ra từ ngày 19 đến 22/5 tới, tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản, trong đó Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng từ ngày 20-21/5.
Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng lần này có sự tham gia của của 8 quốc gia (gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Comoros, Quần đảo Cook và Ukraine) và 6 tổ chức quốc tế (gồm Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế và Ngân hàng Phát triển châu Á).
Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng gồm 3 phiên, với các chủ đề “Hợp tác xử lý đa khủng hoảng”, “Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững” và “Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng".
Dự kiến Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng thông qua “Chương trình hành động Hiroshima về An ninh lương thực toàn cầu tự cường". Đây là lần đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng thông qua một văn kiện chung.
Với vai trò chủ tịch G7 năm 2023, Nhật Bản mời Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng lần này, cũng là lần thứ 3 Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, cho thấy sự coi trọng của Nhật Bản nói riêng và Nhóm G7 nói chung đối với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực.
Đặc biệt, năm 2023 là năm Việt Nam - Nhật Bản kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ tới Nhật Bản sẽ góp phần tăng cường hơn nữa sự tin cậy, thúc đẩy quan hệ song phương ngày càng phát triển; đồng thời thúc đẩy các nội dung hợp tác trọng tâm như kinh tế, thương mại, đầu tư, ODA thế hệ mới, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng...; tăng cường phối hợp, chia sẻ lập trường, hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.
Vì sao cả thế giới dõi theo hội nghị G7 ở Hiroshima
Hội nghị thượng đỉnh các nước G7 nhóm họp ở Hiroshima được quan tâm trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine và căng thẳng ngày càng gia tăng ở châu Á.
Đại sứ Takio: Nhật Bản vô cùng coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam
Đại sứ Yamada Takio nhận định việc Nhật Bản mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 là dấu mốc quan trọng để nâng cấp quan hệ đối tác giữa hai nước lên một tầm cao mới.
Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân để bao gồm cả Belarus
Thư ký Hội đồng An ninh LB Nga Sergey Shoigu ngày 24/1 tuyên bố ô hạt nhân của Nga hiện đã bao gồm cả Belarus và có thể được sử dụng theo cùng khuôn khổ kịch bản như khi Nga phòng thủ.