Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng: Không để bức xúc kéo dài, ảnh hưởng phát triển

Sáng 2/7, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp trực tuyến với tất cả địa phương trên cả nước về tình hình kinh tế - xã hội.

Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá đây là Hội nghị quan trọng khi chúng ta đã đi qua 1/2 chặng đường của năm 2018. Vì vậy, không chỉ cần đánh giá, làm rõ các nhận định về những kết quả đạt được và những yếu kém, tồn tại, nguy cơ đặt ra với sự điều hành quản lý kinh tế xã hội, mà còn từ thực trạng ấy đưa ra những giải pháp cụ thể hơn để khắc phục, xử lý trong những tháng cuối năm.

Với sự tham gia của nhiều lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng yêu cầu không nêu nhiều thành tích, mà cái chính là phải đưa ra giải pháp đúng với các địa phương, vùng miền. Người đứng đầu Chính phủ gợi mở các đại biểu thảo luận về 18 vấn đề trọng tâm, trong đó có các vấn đề như kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đảm bảo an toàn xã hội và các vấn đề bức xúc khác.

Di doi ga Da Nang anh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo, gợi mở thảo luận tại phiên họp sáng 2/7. Ảnh: Quang Hiếu.

Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương nêu rõ các khó khăn, trở ngại. Các lãnh đạo, bộ trưởng nêu rõ chủ trương, định hướng giải quyết.

“Theo thể chế của chúng ta, vai trò của bộ trưởng vô cùng quan trọng, xuyên suốt. Cái chính là các Bộ, các ngành phải giải quyết các điểm khác để tạo ra sự đồng bộ” - Thủ tướng nói.

'Chùn bước thì không làm được gì'

Khái quát tình hình kinh tế xã hội, người đứng đầu Chính phủ cho biết, kinh tế xã hội nước ta tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, có chuyển biến tốt, toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó nổi bật là GPD tăng, xếp hạng tín nhiệm Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương…

Có những kết quả này, theo Thủ tướng là nhờ quyết tâm, quyết liệt, đổi mới, sáng tạo của chúng ta trong chỉ đạo điều hành. “Nếu chùn bước thì không làm được gì. Từng ngành, từng địa phương phải suy nghĩ xem làm gì để đóng góp cho sự phát triển của đất nước” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Nếu chùn bước thì không làm được gì. Từng ngành, từng địa phương phải suy nghĩ xem làm gì để đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Bên cạnh đó, đầu tư kinh doanh được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống người dân được cải thiện. Bộ máy và biên chế có tiến bộ so với cùng kỳ, người dân tin tưởng vào sự nỗ lực, ghi nhận những kết quả đạt được. Đặc biệt, phần lớn người dân tin tưởng vào công cuộc phòng chống tham nhũng.

Thủ tướng cũng khi nhận khi nhiều ngành, nhiều địa phương năng động, sáng tạo trong phát triển. Nhiều bí thư, chủ tịch năng động, quyết liệt cao để phát triển địa phương của mình.

"Có thể nói đạt được kết quả này là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đây là thành quả quan trọng cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới. Nhưng chúng ta còn nhiều khó khăn, rất cần sự tâm huyết, trách nhiệm, lăn xả vào công việc của các cán bộ đảng viên", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo người đứng đầu Chính phủ, thời gian qua, dù có nhiều vụ kỷ luật, nhiều vụ án xảy ra nhưng không phải vì thế mà chùn bước trong phát triển và thực thi công vụ.

Di doi ga Da Nang anh 2
Ảnh: Quang Hiếu.

Thủ tướng cũng đề cập đến 3 vấn đề xã hội còn bức xúc. Trước hết là thiên tai dồn dập, không chỉ ở Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, không chỉ ở miền Trung. Vừa qua, lũ sớm đã xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Thiên tai trong 6 tháng đầu năm đã làm 33 người chết và mất tích, thiệt hại ước tính trên 800 tỷ đồng.

Thứ hai nổi lên là vấn đề an ninh trật tự. Thủ tướng lưu ý, vụ việc vừa qua ở Bình Thuận là kinh nghiệm chung cho các địa phương khác trong giữ gìn bình yên, ổn định trật tự xã hội. Ông khẳng định, chúng ta có đủ khả năng để lập lại trật tự xã hội và cuộc sống bình yên cho người dân.

“Thủ tướng và Ban Bí thư đã có cuộc họp bàn về vấn đề này, với tinh thần không để kẻ xấu phản động, kích động nhân dân. Lực lượng của chúng ta cơ bản chủ động nắm tình hình, nhưng vẫn còn có chủ quan”, Thủ tướng nhận xét và nhấn mạnh thêm, an ninh trật tự là việc quan trọng, là điều kiện tiên quyết tạo môi trường đầu tư, ổn định phát triển kinh tế xã hội.

Di doi ga Da Nang anh 3
Hội nghị trực tuyến giữa năm với sự tham gia của tất cả bộ, ngành, địa phương trên cả nước. Ảnh: Quang Hiếu.

Thứ ba là những vấn đề xã hội bức xúc được các ĐBQH nêu lên tại kỳ họp Quốc hội vừa qua như đạo đức xã hội, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, tham nhũng, lợi ích nhóm...

"Những vấn đề này đang nhức nhối trong quản lý xã hội, chúng ta phải có trách nhiệm với nhân dân. Chúng ta không để bức xúc kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của đất nước, đến niềm tin của nhân dân thế hệ mai sau, lòng dân cần phải được quan tâm, lợi ích chính đáng của nhân dân cần được chú ý. Đây là việc cần thiết trong đối thoại, xử lý công việc. Chúng ta phải lập lại trật tự kỷ cương, pháp nước, dân chủ tập trung nhưng phải kiên quyết xử lý kẻ cầm đầu chống đối xã hội", Thủ tướng nêu quan điểm.

Cần đối sách để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các Bộ, ngành địa phương diễn ra trọn ngày hôm nay, sau đó ngày mai, Chính phủ sẽ có phiên họp nội bộ để các thành viên Chính phủ cùng bàn về thể chế, cũng đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các địa phương.

Hội nghị nhằm thảo luận, phân tích, làm rõ tình hình 6 tháng đầu năm 2018, những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế, yếu kém và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng cuối năm 2018.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2018 ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011.

Động lực chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng chung là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với mức tăng hơn 13%. Xét ở khía cạnh tiêu dùng, cầu tiêu dùng tiếp tục tăng khá và cán cân thương mại thặng dư cho thấy xu hướng cải thiện trong tăng trưởng vẫn được duy trì.

Di doi ga Da Nang anh 4
 

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt trên 747.000 tỷ đồng, bằng 32,9% GDP và tăng 10,1% so với cùng kỳ, trong đó khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất (41,3%) và có mức tăng cao nhất (17,5%).

Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nền kinh tế vẫn còn một số vấn đề cần được quan tâm. Mô hình tốc độ tăng GDP năm 2018 có xu hướng giảm dần, từ 7,45% của quý I (sau khi đánh giá lại) đã giảm xuống còn 6,79% của quý II và 7,08% của 6 tháng. Tuy vẫn ở mức khá, nhưng để đạt được mục tiêu kịch bản tăng trưởng đề ra 6,7% thì cần có sự nỗ lực, phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, cố gắng đạt khoảng 6,53% vào quý III và 6,36% vào quý IV. Lý do là các quý cuối năm 2017 đã đạt mức tăng trưởng rất cao, nên tăng trưởng các quý cuối năm 2018 nếu đạt trên 6% là rất tích cực.

Một số tổ chức quốc tế vẫn dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2018 ở mức khá, ví dụ Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo đạt khoảng 6,6% và là mức tăng tốt nếu so sánh với các nước trong khu vực.

Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, liên tiếp hai tháng 5 và 6, chỉ số CPI đã có sự tăng mạnh so với tháng trước đó, tháng 5 là 0,55%, tháng 6 là 0,61%. Theo đánh giá, đây là mức tăng cao, nếu tiếp diễn như vậy thì khả năng rất khó kiểm soát mục tiêu CPI bình quân cả năm dưới 4%.

Giá dầu thế giới đã có xu hướng chững lại, giảm được sức ép lên giá cả, lạm phát trong nước và kích thích sản xuất nhưng dự kiến còn 2 đợt giá cả có thể tăng cao, là vào dịp bắt đầu năm học mới và tháng cuối năm.

Dự báo tình hình kinh tế, thương mại thế giới 6 tháng cuối năm tuy có dấu hiệu tăng chậm lại nhưng vẫn ở mức khá. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo kinh tế thế giới sẽ không duy trì được đà tăng trưởng khá vào năm 2019 và có tác động rất lớn đối với các nước đang phát triển, nước có xuất khẩu lớn, trong đó có Việt Nam.

Do vậy, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc dự phòng trước các phương án, đối sách để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và mức tăng trưởng kinh tế hợp lý là rất cần thiết, trong đó tập trung đẩy nhanh cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển về chất lượng trong tất cả các ngành, lĩnh vực, qua đó tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động khó lường của kinh tế và thương mại thế giới.

Phó thủ tướng lưu ý quản lý giá điện, xăng dầu, bất động sản

Trong thông báo mới ban hành, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ kiểm soát chặt giá xăng, điện, giữ lạm phát ở mức dưới 4%.





Nguyễn Hưng - Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm