Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng khen nhiều chất vấn của đại biểu Quốc hội là 'tuyệt vời'

Kết thúc phần trả lời chất vấn, Thủ tướng cho biết ông đã ghi lại và giao các cơ quan chức năng tổng hợp trả lời các đại biểu Quốc hội, trong đó có rất nhiều câu “tuyệt vời”.

Sáng 10/11, sau khi báo cáo khái quát các vấn đề về kinh tế xã hội trước Quốc hội, Thủ tướng dành thời gian trả lời trực tiếp một số chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Đây là lần cuối cùng Thủ tướng và các thành viên Chính phủ giải trình, trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội khóa XIV.

Bố trí 22.000 tỷ cho đồng bằng sông Cửu Long

Với nhóm chất vấn về giải pháp phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Thủ tướng nhận định đây là vùng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí hậu. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120 về phát triển bền vững khu vực này thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong thời gian qua, ĐBSCL liên tục bị xâm nhập mặn, năm 2016 thiệt hại nặng nề.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bố trí nguồn lực so với giai đoạn trước; đồng thời, đưa ra nhiều giải pháp giải quyết vấn đề giao thông nội vùng và liên vùng. Trong đó, một số công trình quan trọng, quy mô lớn đã được triển khai như Cái Lớn - Cái Bé, cống Trà Sư, khánh thành 51 km Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, các công trình ngọt hóa Bến Tre, đường Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ…

Thu tuong tra loi chat van anh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết thời gian tới, Chính phủ sẽ bố trí 1 tỷ USD cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Quốc hội.

“Thời gian tới, Chính phủ sẽ bố trí hơn 1 tỷ USD cho khu vực này, tiếp tục đầu tư vào giao thông vận tải nội vùng và liên vùng như đường ven biển, đường TP.HCM - Vũng Tàu”, Thủ tướng thông tin.

Các đại biểu cũng đặt vấn đề về bài toán cân đối ngân sách, nếu tăng trưởng năm 2021 chỉ 6% thì dự kiến tổng thu chỉ khoảng 1,34 triệu tỷ đồng, giảm 170.000 tỷ so với năm 2020. Thủ tướng cho biết ông rất thấm thía với câu hỏi này.

Về giải pháp, các cấp, các ngành và địa phương phải đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết vấn đề phát triển, nhất là những công trình đã báo cáo Quốc hội, như khởi công sân bay Long Thành, thúc đẩy đường sắt Cát Linh - Hà Đông sau nhiều năm chậm trễ.

Thủ tướng yêu cầu tăng quản lý thuế, chống chuyển giá, trốn thuế; thực sự tiết kiệm chi ngân sách, giảm các cuộc họp, công tác nước ngoài không cần thiết…

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh tất cả cấp, ngành phải bám sát dự toán ngân sách. Khi cần thiết, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội nới lỏng tài khóa trên cơ sở bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

“Trong lúc khủng hoảng toàn cầu, chúng ta phải giữ được kinh tế vĩ mô ổn định”, Thủ tướng lưu ý.

Thu tuong tra loi chat van anh 2

Giao thông vùng ĐBSCL sẽ là được Chính phủ tập trung đầu tư thời gian tới. Ảnh: Phạm Ngôn.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Tất Thắng (tỉnh Vĩnh Long) và Hà Sỹ Đồng (tỉnh Quảng Trị) về thực hiện mục tiêu kép trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng khẳng định: “Việt Nam đặt mục tiêu ngăn chặn dịch bệnh không để lây lan ra cộng đồng và để giữ được đất nước không bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, giữ ổn định xã hội, giải quyết việc làm, có sự tăng trưởng cần thiết”.

Ông quán triệt phải đề cao tự lực, tự cường, xây dựng nền kinh tế có tính tự chủ cao, bảo đảm an toàn cung ứng, chú trọng thị trường trong nước, đi đôi với khai thác hiệu quả thị trường quốc tế.

Thu hút nhân tài quản trị đất nước

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) và Lê Thanh Vân (Cà Mau) về chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, Thủ tướng cho biết Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng Đề án vị trí việc làm; trong đó xác định tiêu chí, điều kiện cụ thể về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn của từng vị trí làm cơ sở thực hiện tuyển dụng, đánh giá, sử dụng cán bộ, công chức.

Thu tuong tra loi chat van anh 3

Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 10/11. Ảnh: Quốc hội.

Ông cho biết Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để quy định chi tiết chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng.

“Người có tài phải được sử dụng, đề bạt”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo người đứng đầu Chính phủ, người tài không chỉ làm trong Nhà nước mà có thể làm ở doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài, trong lĩnh vực kinh tế ngoài Nhà nước… Nhưng Nhà nước phải tìm cách thu hút nhiều người tài vào quản trị đất nước.

Về chất vấn của đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (Gia Lai) liên quan đến văn hóa từ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Luật Cán bộ, công chức đã quy định nội dung này.

Theo đó, cán bộ công chức, lãnh đạo, quản lý không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín; theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc lý do khác thì được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Quyết định 1847 của Thủ tướng nêu rõ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo chủ động xin thôi giữ chức vụ khi thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín.

Để có văn hóa từ chức, theo Thủ tướng, mỗi cán bộ, công chức cần phát huy vai trò, trách nhiệm và tinh thần nêu gương, gương mẫu trước nhân dân, Đảng và Nhà nước.

Kết thúc phần trả lời chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết ông đã ghi lại và giao các cơ quan chức năng tổng hợp trả lời các đại biểu Quốc hội, trong đó có rất nhiều câu “tuyệt vời”. Trước nhận xét này, nhiều đại biểu cười vỗ tay.

Theo tổng kết của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, kết thúc 2,5 ngày của phiên, có 122 đại biểu Quốc hội chất vấn, 6 người chất vấn 2 lần, 41 đại biểu tranh luận; 3 phó thủ tướng, 15 bộ trưởng, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao đã trả lời các vấn đề liên quan. Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cũng trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

'Cấp sổ đỏ cho các sân bay, kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư'

Bộ trưởng Giao thông cho biết đang tập trung việc cấp sổ đỏ cho các cảng hàng không. Sau đó, Bộ sẽ xem xét đề xuất của nhà đầu tư về xây dựng nhà ga theo hướng xã hội hóa.

Hoài Thu

Bạn có thể quan tâm