Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng Đức đích thân tới Nga

Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ tới Nga vào ngày 15/2 trong bối cảnh một số nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại có thể là cơ hội cuối cùng để xoa dịu tình hình "cực kỳ nguy hiểm".

Các nguồn tin chính phủ Đức cho biết Thủ tướng Olaf Scholz sẽ tận dụng chuyến đi của mình đến Moscow vào ngày 15/2 để nhấn mạnh thông điệp rằng Nga sẽ phải trả một cái giá đắt về mặt kinh tế nếu tấn công Ukraine, Guardian đưa tin ngày 13/2.

Ông Scholz sẽ nhấn mạnh "sự thống nhất của Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Anh" khi đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế để đáp trả một cuộc tấn công, theo các nguồn tin từ chính phủ Đức.

thu tuong Duc toi Nga anh 1

Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ tới Nga vào ngày 15/2. Ảnh: Reuters.

Nguồn tin cho biết thêm ông Scholz đề nghị có một cuộc đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin để hiểu thêm nguyên nhân khiến Nga bất bình. Tờ Die Welt cho hay ông có thể nhấn mạnh việc Ukraine gia nhập NATO không phải là một viễn cảnh thực tế trong tương lai gần.

Bên cạnh đó, một thỏa hiệp đảm bảo với Nga rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO "trong 10 năm tới" đã được thảo luận trong chính quyền Scholz như một "thử nghiệm tưởng tượng", mặc dù không có kế hoạch cụ thể.

Chính phủ Đức hôm 13/2 đã nói về một “bức tranh tổng thể rất đáng lo ngại” ở biên giới Ukraine nhưng bác bỏ ý kiến rằng chuyến đi của ông Scholz thể hiện “nỗ lực cuối cùng” nhằm ngăn chặn chiến tranh.

Trước đó, Phó thủ tướng Đức Robert Habeck đã nói rằng “chúng ta có thể sắp xảy ra chiến tranh ở châu Âu”.

Ông cho biết chuyến đi của ông Scholz là một dấu hiệu quan trọng, cho thấy "chúng tôi sẽ không để Ukraine một mình".

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói rằng một cuộc tấn công của Nga sẽ đánh dấu sự kết thúc của đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 (chưa đi vào hoạt động) vận chuyển khí đốt của Nga tới Đức dưới biển Baltic, điều mà Thủ tướng Scholz không muốn nói ra.

Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Nga tỏ ra không lo ngại với những lời đe dọa trừng phạt của phương Tây. Đại sứ Nga Viktor Tatarintsev tại Thụy Điển nói rằng đất nước của ông "không quan tâm" đến những tác động kinh tế.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhiều lần tuyên bố Nga sẽ trả một "cái giá đắt" nếu tấn công nước láng giềng nhưng bị chỉ trích vì chính phủ của ông không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.

Ông cũng sẽ đến Kiev lần đầu tiên đến vào ngày 14/2, sau khi tình báo Mỹ cảnh báo Nga có thể phát động tấn công trước khi Thế vận hội Mùa đông kết thúc vào ngày 20/2.

Trong chuyến công du tới Kiev, ông Scholz sẽ nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy về những cách mà Đức có thể giúp ổn định nền kinh tế nước này sau khi lo ngại về một cuộc chiến sắp xảy ra gây ảnh hưởng đến đồng tiền của đất nước.

Trước đó, ông Biden đã nói chuyện với Tổng thống Zelenskiy vào ngày 13/2 sau khi ra lệnh sơ tán gần như toàn bộ đại sứ quán Mỹ ở Kiev.

Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết ông Biden nói rõ rằng Mỹ sẽ "phản ứng nhanh chóng và dứt khoát trước bất kỳ hành động gây hấn nào của Nga".

Quân tình nguyện Ukraine sẵn sàng chiến đấu với Nga Tiểu đoàn quân tình nguyện 130 của Ukraine thường xuyên huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, nhằm chuẩn bị cho kịch bản đối phó với cuộc tấn công tiềm tàng từ Nga.

Mỹ tung chiến thuật làm rối loạn tính toán của ông Putin

Việc Mỹ chấp nhận rủi ro khi công bố những thông tin tình báo nhạy cảm là canh bạc nhằm ngăn cản Nga phát động chiến tranh với Ukraine.

Hàng loạt nhà ngoại giao phương Tây rút khỏi Kyiv trong đêm

Hàng chục nhà ngoại giao phương Tây ở Kyiv gói ghém hành lý và rời thành phố vào đêm 13/2, giữa lúc nhiều nước cảnh báo tất cả công dân “rời khỏi Ukraine ngay lập tức”.

Minh An

Bạn có thể quan tâm