Dự cuộc họp có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh; các thành viên Thường trực Tiểu Ban, Thường trực Tổ Biên tập.
Cuộc họp nhằm rà soát các công việc của Tiểu ban, xác định các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới và đặc biệt là cho ý kiến với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030, trước khi phiên họp toàn thể của Tiểu ban cho ý kiến với dự thảo để trình Bộ Chính trị, trình Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII.
Theo các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp, sau phiên họp thứ hai, Tiểu ban đã chủ động, tích cực, nỗ lực triển khai và hoàn thành nhiều nội dung công tác bảo đảm tiến độ, chất lượng. Trong đó, đã trình Hội nghị Trung ương 9 thông qua Đề cương chi tiết của Báo cáo kinh tế-xã hội; xây dựng Dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội; nghiên cứu, đối chiếu, cập nhật nội dung của Dự thảo Báo cáo Chính trị theo nguyên tắc Báo cáo Chính trị là báo cáo trung tâm, Báo cáo kinh tế-xã hội là báo cáo chuyên đề.
Trong quá trình công tác, Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế-xã hội thường xuyên trao đổi nhằm đảm bảo tính thống nhất, cập nhật giữa hai báo cáo. Tiểu ban đã tổ chức các đoàn công tác khảo sát, làm việc với 4 vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
Cùng với nghiên cứu các báo cáo, đề xuất, kiến nghị có giá trị từ thực tiễn của các địa phương qua các buổi làm việc tại các vùng và các chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu một số bộ, ngành về các lĩnh vực quan trọng, then chốt, Tổ Biên tập cập nhật xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban ghi nhận, đánh giá cao các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập đã làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng, tiến độ; yêu cầu tiếp tục phát huy, hoàn thiện thêm một bước dự thảo báo cáo để phục vụ phiên họp toàn thể sắp tới của Tiểu ban Kinh tế-xã hội.
Trưởng Tiểu ban yêu cầu tổ chức các đoàn công tác của Tiểu ban đi khảo sát, làm việc, lấy ý kiến tại 2 vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện báo cáo.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc xây dựng dự thảo Báo cáo cần bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, có các số liệu cụ thể để chứng minh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương rà soát nội dung theo chỉ đạo của Trung ương và nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện ngày 14/8/2024; bổ sung nội dung, xây dựng dự thảo Báo cáo đảm bảo đầy đủ, toàn diện, khách quan, nhất là về kết quả phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều khó khăn, phức tạp, như dịch COVID-19 với hậu quả còn kéo dài, cạnh tranh chiến lược, xung đột, đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối, ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế trong nước, trong khi vẫn phải xử lý các vấn đề tồn đọng và những vấn đề mới phát sinh.
Dự thảo Báo cáo cần xác định rõ mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách được kiểm soát hiệu quả; các điểm nhấn trong phát triển hạ tầng, như đường bộ cao tốc, đường dây tải điện 500 kV mạch 3, nghiên cứu xây dựng đường sắt tốc độ cao…
Dự thảo Báo cáo cũng cần nêu bật thành tựu về an sinh xã hội, nhất là trong đại dịch COVID-19; tăng lương cho người lao động, tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức; thực hiện không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; thành tựu giữ gìn, phát huy giá trị, phát triển văn hóa đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội…
Qua đó, khẳng định sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời nêu những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh, dự thảo Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030 cần phân tích bối cảnh, tình hình xác định cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức; xác định các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, các giải pháp, nhiệm vụ; rà soát, bổ sung phương châm hành động, cách tiếp cận mới, những quan điểm, định hướng mang tính đột phá cho giai đoạn tới để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước tới thời điểm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước.
Thủ tướng cho rằng, cùng với thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về phát triển hạ tầng, cần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, các lĩnh vực mới nổi, dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới, tăng cường kiểm tra, giám sát; cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách; phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí; coi trọng an sinh xã hội; xây dựng đô thị thông minh, hiện đại, văn minh…
Đặc biệt, cần đề xuất các cơ chế đột phá để huy động mọi nguồn lực, nhất là hợp tác công tư cho phát triển hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội… để phát triển đất nước, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Những cuốn sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là chủ biên, tác giả của nhiều đầu sách lý luận chính trị, trong đó có những cuốn được tái bản nhiều lần.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân, Tư tưởng Hồ Chí Minh về công an nhân dân, 125 câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công an nhân dân, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân - Giá trị lý luận và thực tiễn, Tham nhũng và hoạt động của Công an nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam là một số tác phẩm tiêu biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Tiểu sử Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang
Bộ Chính trị phân công ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Thủ tướng Chính phủ, giữ chức vụ Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Ban Kinh tế Trung ương và Ban Dân vận Trung ương có tân Trưởng ban
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang được phân công giữ chức Trưởng Ban Kinh tế và Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức TW Mai Văn Chính giữ chức Trưởng Ban Dân vận TW.
Kéo dài thời gian giữ chức vụ Thứ trưởng với ông Lê Văn Thanh
Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ.