Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống Covid-19 sáng 6/11, các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương cho rằng công tác phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện đúng hướng, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả.
Dù vậy, một số khó khăn, hạn chế còn tồn tại như có nơi chưa quyết liệt trong phòng, chống dịch; công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch chưa đồng đều, nhất quán...
Các đại biểu nhận định tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán; miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian.
Bên cạnh đó, virus SAR-CoV-2 liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ nguy cơ tăng nặng, tử vong trở lại.
Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cho rằng để phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, đơn vị chuyên môn cần tiếp tục chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 18 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống Covid-19. Ảnh: VGP. |
Tại phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết Quốc hội và các tổ chức quốc tế đánh giá cao các thành tựu khi vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2022, dự kiến tăng trưởng GDP cả nước đạt 8%, hơn 10 tỉnh, thành phố tăng trên 10%, trên 40 địa phương tăng trưởng hơn 6%, có tỉnh từng có dịch Covid-19 rất nặng như Bắc Giang, Khánh Hòa, dự kiến tăng trưởng hơn 20%.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại dịch bệnh dù đã được kiểm soát nhưng vẫn còn những diễn biến phức tạp.
Theo đó, Ủy ban Khẩn cấp (EC) về quy định y tế quốc tế (IHR) liên quan đến Covid-19 đánh giá thế giới vẫn trong tình trạng đại dịch; vẫn phải tiếp tục tăng cường hệ thống giám sát và mở rộng năng lực điều trị, tiêm vaccine vẫn là giải pháp có tính chiến lược, đồng thời tiếp tục cập nhật kế hoạch chuẩn bị và ứng phó ở tầm quốc gia.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Ảnh: VGP. |
Mặt khác, Thủ tướng lo ngại việc xuất hiện tâm lý lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, đồng thời một số dịch bệnh vẫn đang lưu hành, xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm mới, diễn biến phức tạp.
Do đó, ông nhấn mạnh tinh thần không để dịch chồng dịch; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; nâng cao tinh thần chủ động, khả năng phòng chống dịch, nhất là thúc đẩy việc tiêm vaccine.
Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh tiêm chủng vaccine theo các mục tiêu đã đề ra, có phương án bảo đảm, phân bổ kịp thời vaccine đáp ứng yêu cầu của các địa phương.
Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế có kế hoạch cụ thể, thực hiện nghiêm túc kết luận của Chính phủ, Ban Chỉ đạo, Thủ tướng về mua vaccine, không để thiếu vaccine. Nếu để thiếu vaccine, Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm.
Đặc biệt, đơn vị cần giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế; khắc phục khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục trong thời gian ngắn nhất, rút ra bài học kinh nghiệm và quyết tâm làm bằng được.
"Các quy định không thể bao phủ hết góc cạnh cuộc sống, trong khi thực tế có những diễn biến nhanh, khó lường, chưa có tiền lệ, nên các bộ, ngành, địa phương phải bám sát thực tiễn, cập nhật tình hình, phản ứng chính sách kịp thời", Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tiếp tục quan tâm công tác tiêm chủng vaccine mở rộng; tăng cường phòng chống các dịch bệnh lưu hành, bệnh mới nổi khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ...
Dịch tay chân miệng
Dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng phải nhập viện ngay
Con tôi vừa được chẩn đoán mắc tay chân miệng, đang điều trị tại nhà. Xin hỏi bé có triệu chứng nào thì tôi cần đưa tới bệnh viện ngay?
Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gặp một số tình trạng ngoài da như phát ban do viêm da, nhiễm virus hay vi khuẩn, nấm.
Luật sư: 'Vội vã thiêu thi thể bé trai là điều bất thường'
Theo luật sư, ông Quang có dấu hiệu bất minh khi vội vã hỏa táng thi thể bé trai 3 tuổi. Cảnh sát cần làm rõ mục đích của bị can để xem xét áp dụng thêm tội danh.
Một gia đình làm đơn tố giác người liên quan vụ bé trai bị thiêu
Một gia đình ở TP Huế cho rằng con trai của họ đã nhiều lần bị bạo hành trong thời gian được ông Lê Minh Quang chữa bệnh chậm phát triển.
Thường bị nhầm với cảm lạnh nhưng enterovirus có thể gây bại liệt
Mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (US CDC) đã đưa ra cảnh báo về enterovirus D68 có liên quan đến bệnh bại liệt hiếm gặp.