Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ phạm gây thiếu máu ở trẻ nhỏ

Tình trạng thiếu sắt kéo dài khiến trẻ chậm tăng cân và giảm sức đề kháng. Nhiều cha mẹ không biết rằng nguyên nhân gây thiếu sắt và thiếu máu lại đến từ bữa ăn hàng ngày của trẻ.

thieu mau,  tieu hoa,  dinh duong anh 1

Trẻ uống sữa công thức dễ bị thiếu máu hơn trẻ bú mẹ. Ảnh: V.M.

Mặc dù hiếm khi được đề cập đến với các bậc cha mẹ, nhưng tình trạng chảy máu kín bên trong đường tiêu hóa do tiêu thụ sữa bò khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó được ghi lại trong các tạp chí y khoa có từ năm 1954. Tình trạng mất máu khá nghiêm trọng và có thể dẫn đến thiếu sắt. Tình trạng mất máu như vậy dường như do một loại protein có trong sữa bò có tên albumin huyết thanh bò (BSA) gây ra.

Tiến sĩ Y khoa Frank Oski, nguyên giám đốc khoa nhi tại Đại học Y khoa Johns Hopkins, đã cảnh báo rằng, mặc dù hiện tượng máu chảy đều đặn và khá đáng kể (khoảng 5 ml một ngày), nó lại xảy ra một cách chậm rãi, với số lượng quá nhỏ để có thể phát hiện được bằng quan sát thông thường. Vì vậy, nếu không thực hiện xét nghiệm hóa học bắt buộc, tình trạng mất máu như vậy thường không được chú ý.

Các ước tính thận trọng cho rằng 15% đến 20% trẻ em dưới hai tuổi bị thiếu máu do thiếu sắt, phần lớn nguyên nhân có thể là do uống sữa bò. Trong một nghiên cứu, một trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị thiếu sắt chỉ sau 4 tuần chuyển sang nuôi bằng sữa bò.

Một nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ thiếu sắt có thể cao tới 62% ở trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa bò trước 6 tháng tuổi; bằng cách so sánh, tỷ lệ thiếu sắt ở trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa bò sau 10 tháng chỉ là 6%.

Xuất huyết đường tiêu hóa không chỉ gây ra nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, mà đáng lo ngại hơn, nó dường như ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Mất sắt do xuất huyết đường tiêu hóa đủ để cản trở sự phát triển của não ở thời kỳ mang tính quyết định nhất, có nghĩa là nó có thể ảnh hưởng đến trí thông minh trong tương lai. Điều này dẫn đến việc não của trẻ có thể không bao giờ đạt được tiềm năng phát triển ở mức tối đa.

Một nghiên cứu quan trọng trên 300 trẻ em được báo cáo trên tạp chí Lancet (tạm dịch: Dao mổ) cho thấy, trung bình, những trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn 10% so với những trẻ được nuôi bằng sữa bò, khi được kiểm tra ở độ tuổi lên 8.

Vậy tại sao tiêu thụ sữa bò lại liên quan đến tình trạng thiếu sắt (tức có thể hạn chế sự phát triển của não)? Sữa bò chứa rất ít sắt (khoảng 0,5mg mỗi lít). Tiến sĩ Oski phát biểu “sữa thiếu sắt đến mức một trẻ sơ sinh sẽ phải uống một lượng bất khả thi là 31 quart (tương đương 35,34 lít) mỗi ngày để đạt mức bổ sung hàng ngày (RDA) được khuyến nghị của chính phủ Mỹ là 15mg”.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh chỉ hấp thụ được 5-10% lượng sắt này. Lượng protein và canxi quá lớn trong sữa bò lại cản trở hấp thụ sắt từ các thực phẩm khác. Cùng với thực tế sữa bò có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa, điều này dường như gây bất lợi cho sức khỏe toàn diện trước mắt và lâu dài của trẻ sơ sinh.

Mặc dù một số cha mẹ hy vọng có thể bù đắp sự thiếu hụt sắt tiềm ẩn bằng cách cho trẻ ăn thực phẩm tăng cường chất sắt, nhưng đây có thể không phải là một biện pháp khắc phục hiệu quả. Trẻ vẫn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt nếu chúng được nuôi bằng sữa bò. Điều này cho thấy tình trạng mất máu do xuất huyết đường tiêu hóa nghiêm trọng đến mức làm mất đi cả lượng sắt bổ sung.

Mặt khác, sữa mẹ chứa nhiều chất sắt hơn sữa bò và được trẻ sơ sinh hấp thụ tốt hơn, bởi vì thiên nhiên đã tạo ra nó để làm việc đó. Nó cũng không gây kích ứng nghiêm trọng cho mô đường tiêu hóa (hoặc dẫn đến mất máu và thiếu sắt) như đã thấy ở trẻ em được cho uống sữa bò.

Joseph Keon/ Skybooks & NXB Hà Nội

Bình luận

SÁCH HAY