Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thu nhập nghèo của thợ săn sâm đất rừng Cần Giờ

Giá sâm đất (sá sùng) khô được bán tại TPHCM có lúc lên đến 500.000 đồng/ kg, nhưng thu nhập của những người đi săn ở An Thới Đông chưa bao giờ được quá nửa cân mỗi ngày.

5h30 sáng mọi người bắt đầu lên ghe, băng qua những cánh đồng rừng đước hơn 30 phút mới tới nơi, làm việc xa xôi trong rừng nên mọi người tranh thủ đem theo đồ ăn và nước uống để dự trữ.
Người dân xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TPHCM hằng ngày vẫn vào sâu trong rừng ngập mặn để tìm kế sinh nhai, trong đó sâm đất (sá sùng) là loại động vật được săn lùng nhiều nhất do giá cao, luôn hút hàng. Từ 5h30, mọi người bắt đầu lên ghe, băng qua những cánh rừng đước hơn 30 phút mới tới nơi. Trước khi vào rừng đào sâm đất, ai nấy đều tranh thủ nạp năng lượng cho một ngày làm việc vất vả.
Chỉ cần một cây cuốc nhỏ hay xẻng và một can nhựa là đủ để hành nghề. Cây cuốc cần được mài bén để đào nhanh hơn.
Dụng cụ lao động của người đi săn sâm đất khá đơn giản: Một cây cuốc nhỏ hay xẻng cùng can nhựa để đựng sản phẩm bắt được. Cuốc và xẻng luôn được mài sắc để có thể đào sâu xuống nền đất nhiều rễ cây của rừng ngập măn.
Người đi săn phải trang bị bao tay vải, chân mang giày; phụ nữ thì mặt mũi bịt kín để khỏi bị muỗi chích, ong đốt, chỉ để lòi 2 con mắt.
Làm việc trong rừng nhiều muỗi, vắt và rất dễ bị thương do gai nhọn của cây rừng, người đi săn phải trang bị bao tay vải, chân mang ủng, phụ nữ bịt kín mặt mũi chỉ để hở 2 con mắt.
Anh Nguyễn Văn Sang (27 tuổi) vào rừng đào sâu đất để kiếm tiền nuôi vợ và mua sữa cho đứa con nhỏ. “Ban ngày thì đi đào sâu đất,còn ban đêm thì đi soi ba khía, bắt cá để kiếm thêm tiền nuôi vợ con” – anh Sang tâm sự.
Anh Nguyễn Văn Sang (27 tuổi) hằng ngày phải vào rừng đào sâm đất để kiếm tiền nuôi vợ và mua sữa cho đứa con nhỏ. “Ban ngày thì đi đào sâm đất, còn ban đêm thì đi soi ba khía, bắt cá để kiếm thêm mới đủ nuôi nổi gia đình”, Sang tâm sự.
Lớp đất bùn mặt bị cuốc lõm chõm như đám ruộng đang làm đất. Rễ cây bị phạm nham nhở lộ màu trắng tinh trên lớp bùn nâu. Nhiều cây đước còn bị xới lên nằm trơ gốc, đó là những dấu vết đi qua của những người đào sâu đất.
Lớp đất bùn mặt bị cuốc lõm chõm như đám ruộng đang làm đất. Rễ cây bị phạt nham nhở lộ màu trắng tinh trên lớp bùn nâu. Nhiều cây đước còn bị xới lên nằm trơ gốc, đó là những dấu vết đi qua của những người đào sâm đất. Việc khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ bị người dân xâm phạm khiến chính quyền và lực lượng kiểm lâm đau đầu.
Nguyễn Trung Kiên (cu Tởm), 17 tuổi cũng nghỉ học theo anh Sang vào rừng để đào sâu đất bán kiếm tiền mua gạo.
Nguyễn Trung Kiên (cu Tởm) - phải, 17 tuổi nghỉ học theo anh Sang vào rừng để đào sâu đất bán kiếm tiền mua gạo. Việc săn lùng sâm đất thu hút nhiều người khiến một thời báo chí phản ánh rầm rộ như một "đại dịch".
Sâu đất nằm dưới hang trong những cánh đồng rừng đước, dưới lớp đất bùn, người đi săn phải đào hang, kiếm lỗ mới bắt được sâu đất.
Sâm đất nằm dưới hang trong những cánh rừng đước, dưới lớp đất bùn, người đi săn phải đào hang, kiếm lỗ mới bắt được. Việc đào bới ảnh hưởng nặng nề đến rễ của các loại cây rừng, tuy nhiên do giá sâm đất chưa chế biến lên đến 29.000 đồng/ kg nên người dân vẫn tiếp tục vào rừng săn loại động vật nhuyễn thể này.
Anh Bé (30 tuổi) hằng ngày cũng phải vào tận rừng đào sâu đất để kiếm sống. Anh tâm sự: Có ngày đào nhiều thì bán được 200 đến 300 ngàn, lúc ít thì được mấy chục ngàn, có khi về không.
Anh Bé (30 tuổi), đào sâm đất trong rừng Cần Giờ nhiều năm nay, tâm sự: "Ngày đào nhiều thì bán được 200 đến 300 ngàn, lúc ít thì được mấy chục ngàn, có khi về tay trắng".
Ngoài đào sâu đất, soi ba khía, bắt cua cá và hái dừa nước là những nghề mưu sinh chính của những người dân nghèo ở ấp An Nghĩa - xã An Thới Đông – huyện Cần Giờ - TP.HCM.
Ngoài đào sâm đất, soi ba khía, bắt cua cá và hái dừa nước là những nghề mưu sinh chính của những người dân nghèo ở xã An Thới Đông – huyện Cần Giờ - TP.HCM.
Chị Tý em cùng một số chị em trong ấp cũng lặn lội vào rừng sâu để mưu sinh qua ngày.
Sau gần một ngày đào sâm đất trong rừng, mọi người bắt đầu trở về nơi tập kết. Nước lên, mọi người mang can đựng sâm đất bơi trong mệt nhọc.
Mỗi chuyến đi nhiều thì được chục ký trở lên, lúc ít thì được vài ký. Bán cho người thu mua sâu đất với giá 29 ngàn đồng/kg. Thời điểm đào sâu đất tốt nhất là khi nước ròng.
Mỗi chuyến đi đào sâm đất, lúc nhiều thì được chục ký, lúc ít thì được vài ký mang về bán cho một số vựa thu mua. Thời điểm đào sâm đất tốt nhất là khi nước ròng.
Mỗi chuyến đi có từ 10 người trở lên, gồm cả thanh niên, phụ nữ và trẻ em. Cứ đầu giờ sáng có hàng chục chiếc thuyền chở người dân nơi đây vào rừng để mưu sinh.
Thường mỗi chuyến săn sâm đất kéo dài từ sáng sớm đến chiều, sau đó mọi người tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ để ra về.
Con sâu đất cỡ bằng ngón tay út, thân hình trụ thon dạng ống, dính bùn nên có màu nâu hồng nhạt.
Rừng ngập mặn Cần Giờ- khu dự trữ sinh quyển thế giới là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật nên việc khai thác sâm đất không tránh khỏi ảnh hưởng đến các loài khác. 
Sâu đất sau khi rửa sạch được cho vào nước vôi. Sau vài giờ, vỏ ngoài địa sâm sẽ phồng to, lúc này chỉ việc bóc vỏ là có những miếng địa sâm màu nâu bạc. Dùng chiếc đũa luồn vào đầu kín của sâu đất cho thông suốt qua vòi miệng để lộn trái, bỏ nội tạng đất cát rồi rửa sạch.
Sâm đất mang về được  rửa sạch được cho vào nước vôi, sau vài giờ vỏ ngoài địa sâm sẽ phồng to. Lúc này chỉ việc bóc vỏ là có những miếng địa sâm màu nâu bạc, dùng chiếc đũa luồn vào đầu kín của sâu đất để lộn trái, bỏ nội tạng đất cát.
Những con sâu đất sau khi lộn ruột, làm sạch sẽ được bán cho các nhà hàng ở Sài Gòn với giá 300 ngàn/kg.
Những con sâm đất sau chế biến như thế này được bán cho các nhà hàng ở Sài Gòn với giá 300.000/kg. Giá sâm đất cao nhưng cuộc sống của những người đi săn đào nó lại bập bềnh lên xuống như những con nước thuỷ triều vùng rừng ngập mặn bên thành phố.

Võ Minh Thanh

Bạn có thể quan tâm