Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ đoạn rất mới, lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử

Các đối tượng lừa đảo mạo danh cơ quan tư pháp như công an, Viện KSND để liên hệ với thân nhân người đang bị tạm giam, gợi ý "chạy án".

Hôm nay (13/11), Công an TPHCM vừa phát đi cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới để người dân cảnh giác.

Chay an tien dien tu anh 1

Các đối tượng làm giả các loại giấy tờ để phục vụ mục đích lừa đảo. Ảnh: Công an cung cấp.

Theo đó, các đối tượng thông qua nhiều nguồn, chủ yếu là từ báo chí, mạng xã hội để tìm kiếm thông tin về các bị can đã bị khởi tố, bắt tạm giam trong các vụ án hình sự, kinh tế. Chúng tìm hiểu về các mối quan hệ thân nhân trong gia đình như: vợ chồng, con cái…

Các đối tượng với trình độ công nghệ đã chỉnh sửa, cắt ghép, điền thông tin lên các biểu mẫu tố tụng hình sự như: lý lịch bị can, quyết định khởi tố bị can… rồi gửi qua các ứng dụng mạng xã hội cho người thân của bị can trong vụ án.

Chúng xưng là điều tra viên, kiểm sát viên đang thụ lý vụ án; trao đổi thông tin liên quan đến vụ án… và nói về vụ án, về bị can dựa trên những nội dung đã được công bố trên báo chí, mạng xã hội.

Để tạo sự tin tưởng cho nạn nhân, các đối tượng gửi hình ảnh lý lịch bị can, quyết định khởi tố bị can được làm giả.

Chay an tien dien tu anh 2

Và trao đổi qua mạng xã hội gợi ý "chạy án", yêu cầu chung chi bằng tiền điện tử USDT. Ảnh: Công an cung cấp.

Các đối tượng giấu mặt gợi ý chung chi để chạy án và tinh vi hơn là yêu cầu phải chuyển tiền điện tử vào ví điện tử mà chúng chỉ định. Có vụ công an nắm bắt thông tin là các đối tượng yêu cầu bị hại chuyển 100.000 USDT, tương đương 2,6 tỷ đồng.

Khi nạn nhân sập bẫy, các đối tượng sẽ hướng dẫn mua tiền điện tử và chuyển đến các tài khoản ví điện tử của chúng.

Công an TPHCM khuyến cáo người dân hành vi đưa tiền để “chạy án” là vi phạm pháp luật và bị xử lý nghiêm về tội danh “đưa hối lộ”, “môi giới hối lộ” theo Bộ luật hình sự.

Công an cũng đề nghị khi người dân nhận được liên hệ gợi ý “chạy án” như thủ đoạn trên thì phải cảnh giác, không làm theo yêu cầu và đồng thời, phải liên hệ trình báo với cơ quan công an nơi gần nhất.

'Nương Nương mai mối' chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng của 132 người thế nào

Trần Thị Ngọc Nương tạo vẻ "sang chảnh", đeo đầy vàng gây chú ý với nhiều người. Với bề ngoài này cùng sự "dẻo miệng", cô ta lừa được hơn 130 người có nhu cầu đi lao động Hàn Quốc.

Bộ Công an vô hiệu hóa hội nhóm núp bóng cứu trợ để lừa đảo trên mạng

Chính phủ yêu cầu Bộ Công an vô hiệu hóa các hội nhóm trên không gian mạng núp bóng danh nghĩa “hỗ trợ, cứu trợ, tình nguyện” để tập hợp lực lượng, kích động gây rối.

Ngăn chặn vụ lừa đảo từ biểu hiện lạ của cụ bà 82 tuổi tại ngân hàng

Phát hiện cụ N.T.P. có biểu hiện lo lắng, liên tục nhận cuộc gọi từ số điện thoại lạ trong quá trình chuyển tiền, nhân viên ngân hàng đã nhanh chóng báo tin tới công an.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

https://vietnamnet.vn/thu-doan-rat-moi-lua-dao-chay-an-bang-tien-dien-tu-2341697.html

Đàm Đệ/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm