Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thông điệp của Thủ tướng tại diễn đàn quốc tế

Trong chuyến công du gần một tuần ở Vương quốc Anh và Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu nhiều thông điệp ý nghĩa và cam kết mạnh mẽ trong ngoại giao, hợp tác kinh tế.

Nhung phat ngon an tuong cua Thu tuong trong chuyen cong du Anh,  Phap anh 1

Cuộc gặp đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính sau khi đặt chân xuống sân bay Orly (Paris, Pháp) ngày 3/11 là dành cho Giám đốc điều hành Chương trình Tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX, bà Aurélia Nguyễn. Cho biết Việt Nam đã chuyển chiến lược thích ứng an toàn với dịch và dần mở lại các hoạt động, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam rất cần có thêm vaccine và “càng sớm càng tốt”. Ông đề nghị COVAX điều chuyển số vaccine còn lại tới Việt Nam ngay trong tháng 11 và tiếp tục phân bổ thêm vaccine cho Việt Nam. Đáp lại, bà Aurélia Nguyễn cho biết COVAX vừa quyết định phân bổ thêm hơn 9 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna cho Việt Nam và sẽ xem xét chuyển giao trong thời gian sớm nhất.

Nhung phat ngon an tuong cua Thu tuong trong chuyen cong du Anh,  Phap anh 2

Ngay sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Pháp Gerard Larcher. Tại đây, ông đề nghị Pháp tiếp tục hỗ trợ việc phát triển năng lực y tế cho Việt Nam, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý văn hóa và hỗ trợ Việt Nam trong việc trùng tu các di sản văn hóa Pháp - Việt như cầu Long Biên hay các kiến trúc mang dấu ấn Pháp tại Việt Nam.

Nhung phat ngon an tuong cua Thu tuong trong chuyen cong du Anh,  Phap anh 3

Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Pháp Jean Castex, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chiến lược chống dịch của Việt Nam là đẩy nhanh tiêm chủng vaccine đi đôi với tăng cường biện pháp thúc đẩy sản xuất, phục hồi kinh tế. Nhân đề cập nội dung này, Thủ tướng Pháp tuyên bố hỗ trợ thêm cho Việt Nam 970.000 liều vaccine phòng Covid-19 qua cơ chế COVAX và 400.000 liều qua kênh song phương, nâng tổng số vaccine hỗ trợ cho Việt Nam lên hơn 2 triệu liều.

Nhung phat ngon an tuong cua Thu tuong trong chuyen cong du Anh,  Phap anh 4

Trước khi có bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch MEDEF Geoffroy Roux de Bézieux để trao đổi về cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Với 185.000 doanh nghiệp cộng với 10 triệu lao động của MEDEF, Thủ tướng cho rằng đây là cơ hội tốt để mở ra hợp tác thương mại, đầu tư và kinh tế giữa hai nước. “Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Pháp không có xung đột mà chỉ có hỗ trợ, bổ sung cho nhau để phát triển tốt hơn”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định. Chia sẻ với Việt Nam trong việc chịu tác động của đại dịch Covid-19, Chủ tịch MEDEF cho rằng đó chỉ là khó khăn nhất thời và ông tin tưởng vào triển vọng phát triển của Việt Nam vào năm 2022.

Nhung phat ngon an tuong cua Thu tuong trong chuyen cong du Anh,  Phap anh 5

Dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt - Pháp, nơi quy tụ hơn 100 lãnh đạo doanh nghiệp của 2 nước, Thủ tướng nhấn mạnh 29 thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD được ký kết tại đây cho thấy sự hợp tác chặt chẽ và tin tưởng lẫn nhau giữa hai nước. Nhắc đến mối quan hệ Việt Nam và Pháp, Thủ tướng chia sẻ có rất nhiều cảm xúc. Ông dùng từ "duyên nợ" để nói về mối quan hệ này. "Vì sao gọi là duyên nợ? Vì duyên nợ là có lúc thế này, có lúc thế kia, có lúc tốt, có lúc chưa hài lòng, nhưng không thể bỏ được nhau", Thủ tướng nói.

Nhung phat ngon an tuong cua Thu tuong trong chuyen cong du Anh,  Phap anh 6

Hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Pháp Richard Ferrard vào ngày 4/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Quốc hội và Chính phủ Pháp triển khai hiệu quả Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) và ủng hộ sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), nhằm tối đa hóa tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với Pháp và các nước EU. Ông mong Pháp ủng hộ Việt Nam trong việc thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ cảnh báo “thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam, đặc biệt trong thời gian Pháp đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch EU vào tháng 1/2022 tới đây.

Nhung phat ngon an tuong cua Thu tuong trong chuyen cong du Anh,  Phap anh 7

Tối 4/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp và châu Âu. Cho biết quy mô nền kinh tế đất nước đạt hơn 300 tỷ USD, người đứng đầu Chính phủ khẳng định Việt Nam đã có vị thế trên trường quốc tế, có quan hệ với 189 nước trên thế giới và quan hệ thương mại, đầu tư với hơn 200 nước, vùng lãnh thổ.

Nhung phat ngon an tuong cua Thu tuong trong chuyen cong du Anh,  Phap anh 8

Trước đó, sáng 1/11, tại Hội nghị COP26 diễn ra tại Glasgow, Vương quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng, mang nhiều thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, đồng thời kêu gọi công bằng, công lý về biến đổi khí hậu. "Các quốc gia cần cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, dựa vào hoàn cảnh và năng lực của từng quốc gia, phải có công bằng, công lý về biến đổi khí hậu", ông nhấn mạnh.

Nhung phat ngon an tuong cua Thu tuong trong chuyen cong du Anh,  Phap anh 9

Chia sẻ quyết tâm hành động mạnh mẽ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách. Khoa học phải đi trước để dẫn dắt và nguồn lực tài chính phải là đòn bẩy, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn.

Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cả về tài chính và chuyển giao công nghệ để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2025.

Nhung phat ngon an tuong cua Thu tuong trong chuyen cong du Anh,  Phap anh 10

Phát biểu tại sự kiện công bố Cam kết giảm phát thải metan toàn cầu được tổ chức nhân Hội nghị COP26, Thủ tướng nhấn mạnh đây là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến toàn dân nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân. Kêu gọi các nước xây dựng lộ trình với những giải pháp cụ thể, Thủ tướng mong muốn các nước phát triển, nước giàu, nhất là Mỹ và Liên minh châu Âu, chia sẻ, hỗ trợ nước đang phát triển, nước nghèo về tài chính khí hậu, chuyển đổi sang kinh tế xanh, tuần hoàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vị thế của Việt Nam đã rất khác

Trò chuyện với kiều bào tại Pháp, Thủ tướng chia sẻ sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có vị thế và sự phát triển đáng ghi nhận, thậm chí "rất khác" so với giai đoạn trước đó.

Thủ tướng và Tổng thống Pháp nhất trí ra Tuyên bố chung Việt - Pháp

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Pháp Macron nhấn mạnh cần củng cố hơn nữa trụ cột hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư trong quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp.

Hoài Thu - Hà My

Bạn có thể quan tâm