Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thói quen nên duy trì để giảm nguy cơ mắc bệnh tâm thần

Chuyên gia điều trị bệnh tâm thần khuyên người dân cần duy trì 5 thói quen và quan điểm sống lành mạnh để tránh stress.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) - cho biết theo báo cáo của WHO công bố mới đây, trầm cảm đang là căn bệnh đe dọa sức khỏe của 350 triệu người. Đây là chứng rối loạn tâm thần phổ biến hiện nay.

Gần đây, bác sĩ Hồng Thu tiếp nhận một bệnh nhân nữ, 24 tuổi. Chị mắc chứng rối loạn trầm cảm (ẩn) đã 5 năm nhưng chưa được điều trị đúng.

Ban đầu, bệnh nhân chỉ mệt mỏi, cảm giác mất năng lượng, không tập trung vào công việc, tâm trạng chán chường. Chị từng khám chữa nhiều lần với các triệu chứng đau thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu. Đôi khi, chị lại đau đầu dai dẳng, lo sợ tới mức khám nhiều lần cùng xét nghiệm, chụp chiếu sọ não, nhưng không phát hiện được bệnh.

Khoảng hơn một năm nay, dịch bệnh phức tạp, không thể đi làm, suốt ngày trong 4 bức tường khiến chị càng trở nên khó chịu, bồn chồn, ức chế, sinh ra dễ cáu gắt, có suy nghĩ tiêu cực, mặc cảm, tự ti, tự đánh giá thấp bản thân, khóc. Mâu thuẫn vợ chồng cũng bắt đầu xuất hiện.

Bệnh nhân luôn trông đợi vào sự quan tâm của chồng song lại thất vọng. Chị cũng không hiểu nổi chính mình, cứ thế ngày càng trở nên ủ rũ, chậm chạp, buồn rầu, bi quan, ngủ rất kém, mệt mỏi tăng. Thậm chí nhiều hôm, người bệnh chán ngán, suy sụp tới mức không thể nhúc nhích làm được việc gì, chỉ nằm một chỗ.

Sau khi nghe bác sĩ Hồng Thu tư vấn, bệnh nhân đã đồng ý uống thuốc theo đơn. Hiện nay, tình trạng sức khỏe của chị cải thiện từng ngày. Chị thấy yêu đời hơn, sẵn sàng chấp nhận những tình huống ngoài ý muốn, vui vẻ với công việc tại nhà, tuân thủ các biện pháp phòng dịch.

thoi quen tranh benh tam than anh 1

Bệnh nhân mệt mỏi do stress. Ảnh minh họa: Getty Images.

Bác sĩ Hồng thu cho hay chăm sóc sức khoẻ tâm thần trong thời đại tiến bộ ngày nay không chỉ là chữa cho những người bệnh kích động, phá phách mà còn là việc quan tâm bồi dưỡng trí lực cho mọi người.

Bệnh tâm thần phát sinh từ những trải nghiệm thường ngày, điều kiện sống khó khăn gây nên tác động tâm lý. Mọi người đều có thể bị stress. Nhưng hậu quả của stress gây ra đối với từng người lại rất khác nhau.

Để phòng tránh mắc bệnh tâm thần liên quan đến stress, bác sĩ Hồng Thu chia sẻ 5 quan điểm sống theo Giáo sư Nguyễn Việt người dân cần duy trì:

- Nghiêm túc với mình, độ lượng với người

- Yêu công việc mình làm, yêu khía cạnh tốt của người khác

- Chấp nhận hoàn cảnh bất lợi đến với mình, tìm cách cải thiện

- Sống thanh đạm, chi tiêu tiết kiệm

- Tăng thêm những phút vui cười, giảm đi những phút buồn bực

Trong hầu hết trường hợp, triệu chứng bệnh tâm thần có thể được điều trị hiệu quả bằng sự kết hợp của thuốc và tư vấn tâm lý.

Sức khỏe tâm thần là khả năng của bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn toàn hợp lý, có hiệu quả và đương đầu một cách mềm dẻo trước những tình huống khó khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng cho mình.

Như vậy, muốn có sức khỏe tâm thần, chúng ta phải tạo được sự thích nghi với môi trường sống, sự sảng khoái về tinh thần, có mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Bản thân làm chủ stress, nỗ lực để thích nghi với những đổi thay.

Bác sĩ cảnh báo tình trạng bệnh nhân tâm thần gia tăng

Chuyên gia điều trị bệnh tâm thần khuyến cáo người dân cần bình tĩnh sống chung với đại dịch Covid-19 bằng việc duy trì các thói quen lành mạnh.

Trà My

Bạn có thể quan tâm