Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Thời khắc lịch sử ở Croatia

Ngày mở đầu của năm 2023 đánh dấu thời khắc quốc gia đầu tiên cùng lúc gia nhập Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Khu vực tự do đi lại Schengen.

Croatia anh 1

Với hơn 1.600 km bờ biển và hơn 1.000 hòn đảo nhỏ, Croatia là một trong những điểm đến mùa hè lý tưởng nhất của châu Âu.

Tuy nhiên, cho tới trước thời khắc bắt đầu năm mới 2023, người dân nước này khó tránh khỏi cảm giác xa rời một chút so với cư dân các nước như Pháp, Tây Ban Nha và Hy Lạp, vì sự tồn tại của đồng nội tệ kuna.

Tất cả đã thay đổi vào ngày 1/1 khi Croatia gia nhập Eurozone, thay thế đồng nội tệ kuna lịch sử bằng đồng euro. Đây là quốc gia mới nhất và là nền kinh tế thứ 20 đứng vào hàng ngũ các nước chuyển hẳn sang dùng đồng euro.

Nỗ lực lớn

Theo Ủy ban châu Âu (EC), tiền giấy và tiền xu euro đang được lưu hành tại Croatia, với khoảng 70% máy ATM trong nước đã phân phối đồng euro thay vì kuna. Phần còn lại cũng sẽ tiếp bước trước ngày 15/1, CNN đưa tin.

Croatia anh 2

Cờ Liên minh châu Âu (EU) và quốc kỳ Croatia bay tại thủ đô Zagreb ngày 1/1. Ảnh: Reuters.

Kuna vẫn có thể được sử dụng cho đến ngày 15/1, mặc dù bất kỳ ai thanh toán bằng kuna sẽ nhận được tiền thối bằng euro. Tỷ giá hối đoái đã được cố định ở mức 7,53450 kuna đổi 1 euro.

Bất cứ ai còn tiền kuna trong nhà đều có thể đổi lấy euro tại bất kỳ bưu điện nào của Croatia cho đến ngày 30/6 và tại bất kỳ ngân hàng Croatia nào cho đến cuối năm 2023.

Việc đổi tại ngân hàng sẽ miễn phí cho đến ngày 1/7.

Ngân hàng Trung ương Quốc gia của Croatia - Hrvatska narodna banka - sẽ đổi tiền xu kuna miễn phí cho đến tháng 12/2025 trong khi việc đổi tiền giấy sẽ có thêm thông báo sau.

Theo Financial Times, Ngân hàng Trung ương đã huy động quân đội để lưu trữ và bảo vệ khoảng 40% đồng kuna mà họ dự kiến đổi thành euro.

Thống đốc ngân hàng này, ông Boris Vujčić nói: “Số tiền xu này có trọng lượng gần như tương đương tháp Eiffel. Chúng tôi sẽ bán nó dưới dạng kim loại sau ba năm và sau đó quân đội có thể đưa xe tăng hay xe bọc thép của họ về lại kho”.

Bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho biết trong một tuyên bố: "Tôi chào mừng Croatia đến với đại gia đình đồng euro và ngồi vào bàn của Hội đồng quản trị ECB tại Frankfurt".

"Croatia nỗ lực chăm chỉ để trở thành thành viên thứ 20 của khu vực đồng euro và họ đã thành công. Tôi xin chúc mừng người dân Croatia", bà Lagarde nhấn mạnh.

Hrvatska narodna banka hiện trở thành thành viên của Eurosystem - hệ thống ngân hàng trung ương của khu vực đồng euro, bao gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương quốc gia của các nước thành viên đồng euro.

Việc Croatia chính thức trở thành thành viên của eurozone diễn ra đúng cột mốc 10 năm nước này gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2013.

Trong phát ngôn dài 2 phút về cột mốc mới của Croatia, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tweet: "Chào mừng các bạn Croatia thân mến đến với đồng tiền chung này".

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ca ngợi bước chuyển biến này này là "thành tựu lớn” đối với quốc gia thành viên trẻ nhất của Liên minh châu Âu (EU).

"Đó là khoảnh khắc đáng tự hào đối với Liên minh châu Âu (EU), Croatia và công dân nước này", bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh trong tuyên bố ngày 30/12/2022.

Croatia anh 5

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen (thứ hai từ trái sang) thăm Croatia trong thời khắc lịch sử. Ảnh: @AndrejPlenkovic.

Cùng với việc thay đổi tiền tệ vào ngày 1/1, Croatia cũng gia nhập khu vực Schengen - khối gồm 26 quốc gia đã loại bỏ kiểm tra biên giới ở châu Âu, khiến khối trở thành khu vực không có biên giới lớn nhất trên thế giới. Đây là quốc gia thứ 23 trong số 27 nước thành viên EU là thuộc Schengen - khu vực cho phép 400 triệu người di chuyển tự do giữa các quốc gia.

Biên giới trên đất liền và trên biển của Croatia đã được dỡ bỏ kiểm tra vào ngày 1/1, trong khi biên giới trên không nội khối cũng sẽ tiếp bước vào ngày 26/3. Điều này có nghĩa là Croatia hiện cũng có thể cấp thị thực Schengen.

Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với du khách? - Trước hết, họ sẽ gặp ít rườm rà hơn trong quá trình đi qua biên giới.

Trước đây, các tuyến có thể dài hơn trên biên giới đường bộ với Slovenia và Hungary, cũng như trên biển từ Italy. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là những du khách lưu trú dài ngày đã sử dụng tối đa 90 ngày miễn thị thực trong khu vực Schengen không còn có thể ghé qua Croatia để đợi hết 90 ngày cho đến khi họ có thể quay lại Schengen.

Thủ tướng Croatia, Andrej Plenković, đã tweet rằng 1/1 là một "ngày lịch sử đối với Croatia".

“Chúng tôi là quốc gia đầu tiên gia nhập Schengen và Eurozone trong cùng một ngày”, ông nói thêm.

"Với sự ra đời của đồng euro, công dân và nền kinh tế của chúng ta sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi các cuộc khủng hoảng", nhà lãnh đạo nhấn mạnh.

Croatia anh 6

Việc chuyển sang sử dụng đồng tiền chung châu Âu được đánh giá là sẽ giúp bảo vệ nền kinh tế Croatia tại thời điểm lạm phát trên toàn cầu. Ảnh: Emica Elveđi/Pixsell/Alamy.

Các chuyên gia cho rằng việc chuyển sang sử dụng đồng tiền chung châu Âu sẽ giúp bảo vệ nền kinh tế Croatia tại thời điểm lạm phát trên toàn cầu.

Ông Boris Vujčić, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Croatia, nói với Financial Times: “Croatia là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ việc gia nhập khu vực đồng euro” vì điều này sẽ loại bỏ rủi ro ngoại hối.

“Rủi ro ngoại hối ở Croatia là cao nhất. Khi đồng tiền của bạn mất giá so với đồng euro, điều đó có nghĩa là khoản nợ của bạn lớn hơn. Vì vậy, chi phí đi vay của bạn với tư cách là một quốc gia cao hơn để phản ánh rủi ro này”, ông Vujčić giải thích.

Croatia có 27 tỷ euro dự trữ ngoại hối - chiếm 40% tổng sản phẩm quốc nội - để trang trải việc này, ông nói, mặc dù việc tham gia eurozone có nghĩa là nước này sẽ “không cần nhiều như vậy”.

Ông Vujčić nhấn mạnh lợi ích của đồng euro “có thể thấy rõ nhất trong thời kỳ khủng hoảng”, đồng thời ông dẫn chứng những áp lực bán gần đây đối với đồng forint của Hungary, đồng zloty của Ba Lan và đồng krona của CH Czech.

Ông cho biết: “Họ đã phải can thiệp và tăng lãi suất rất nhiều và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của họ hiện là 5 đến 8,5%”.

Bức tranh trái ngược ở châu Á khi thế giới chạm mốc 8 tỷ người

Dù đang có dân số trẻ hay đối mặt với tình trạng già hóa dân số, nhiều nước châu Á hiện gặp thách thức về nhân khẩu, từ chăm sóc người cao tuổi tới đảm bảo nhu cầu lương thực.

Biển người tràn ngập thủ đô Argentina sau trận thắng Croatia

Hàng chục nghìn cổ động viên đã đổ ra những nẻo đường ở thủ đô Bueno Aires, Argentina để ăn mừng chiến thắng của đội nhà trước tuyển Croatia tại bán kết World Cup.

Có một Croatia không chịu khuất phục trước các 'loạt đấu súng'

Với hai lần vào sâu tới tận bán kết giải vô địch bóng đá lớn nhất thế giới trong vòng bốn năm, quốc gia dưới bốn triệu dân tiếp tục đạt kỳ tích vượt xa sức nặng của mình.

Bản sắc Liên minh châu Âu

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Bản sắc cộng đồng của liên minh Châu Âu những vấn đề lý luận và thực tiễn". Cuốn sách tập trung nghiên cứu bản sắc châu Âu trong tiến trình hình thành và phát triển của EU nhằm làm rõ khái niệm bản sắc cộng đồng mới, bản sắc khu vực và đánh giá thực tế vai trò của một bản sắc chung trong tiến trình hội nhập khu vực ở châu Âu.

Sri Lanka co tong thong moi hinh anh

Sri Lanka có tổng thống mới

0

Tổng thống đắc cử Anura Kumara Dissanayake cho biết chính quyền của ông sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và nhiệm vụ chính của ông là tạo ra "nền văn hóa chính trị mới".

Đức Mạnh - Phương Linh

Bạn có thể quan tâm