Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thời hội nhập, doanh nghiệp bánh kẹo Việt nên phòng thủ hay tấn công?

Trước làn sóng bánh kẹo ngoại nhập, doanh nghiệp Việt bị đặt vào thế khó. Câu hỏi đặt ra là nên phòng thủ giữ chắc sân nhà, hay chủ động tấn công để giành phần thắng.

Theo nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt - Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), từ ngày 1/1/2018, các sản phẩm bánh kẹo được áp dòng thuế nhập khẩu giảm về 0%. Như vậy, với việc gia nhập thị trường chung ASEAN, Việt Nam mở cửa hoàn toàn với nhiều ngành hàng, các sản phẩm tiêu dùng nhanh. Trong đó, bánh kẹo từ Indonesia, Thái Lan, Malaysia dễ dàng gia công, nhập khẩu về Việt Nam.

Thị trường nhộn nhịp nhưng khó kiểm soát

Tính từ đầu 2018 tới nay, nhất là thời điểm khá gần sau Tết, có thể thấy bánh kẹo ngoại nhập phủ sóng từ đại siêu thị tới chợ truyền thống. Không thể phủ nhận đây là cơ hội để người tiêu dùng Việt cơ hội tiếp cận hàng ngoại đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại, trong làn sóng nhập khẩu ồ ạt, vẫn tồn tại những sản phẩm kém chất lượng.

Nhiều đơn vị đơn thuần làm thương mại nhưng sẵn sàng ra nước ngoài đặt nhãn hàng riêng (OEM) với giá rẻ, dán nhãn ngoại nhập với chất lượng kém để đánh vào tâm lý thích đồ ngoại. Các đơn vị này chỉ làm theo mùa vụ, do đó hậu quả hàng kém chất lượng, hàng tồn sau Tết đều do các cửa hàng và người tiêu dùng gánh.

Đứng trước áp lực từ nhiều phía, doanh nghiệp sản xuất trong nước chật vật để có thể trụ vững trên thị trường.

Cong ty CP Quoc te Bao Hung anh 1

Thị trường bánh kẹo Việt Nam đang sôi động nhưng cũng không dễ kiểm soát.

Lối đi nào cho doanh nghiệp Việt?

Câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp Việt đang muốn tìm câu trả lời là: “Trong thời hội nhập, nên phòng thủ khoanh vùng để giữ chắc một thị trường hay tấn công, mở rộng và sẵn sàng đối mặt với thách thức, cũng như nguy cơ bị hòa tan từ những lời mời chào M&A hấp dẫn”.

Bên cạnh trông chờ vào những chính sách thông thoáng, hỗ trợ tích cực để có cơ hội “chơi bóng hay trên sân nhà”, nhiều doanh nghiệp lựa chọn bước vào cuộc đua giành thị phần trong “miếng bánh hơn 40.000 tỷ đồng”, trong đó có thể kể đến Công ty CP Quốc tế Bảo Hưng.

Công ty CP Quốc tế Bảo Hưng, thương hiệu có kinh nghiệm 30 năm hoạt động sản xuất kinh doanh bánh kẹo trên thị trường, quyết định đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại tiêu chuẩn châu Âu mới. Danh sách 20 quốc gia mà Công ty CP Quốc tế Bảo Hưng đang xuất khẩu là thành công từ quyết định không phòng thủ, cùng ý chí vươn lên của ban lãnh đạo.

Trong năm 2018, Công ty CP Quốc tế Bảo Hưng hoàn thiện nhà máy thứ 2 với tổng vốn đầu tư 20 triệu USD, dây chuyền đồng bộ châu Âu và Mỹ đạt công suất 26.000 tấn. Từ năm 2019, chiến lược của công ty là tập trung mở rộng kinh doanh trên thị trường Việt Nam bằng việc đầu tư bài bản và nghiêm túc nhãn hiệu Omeli với ngân sách truyền thông và đầu tư cho hệ thống phân phối trong 3 năm tới lên tới 10 triệu USD.

Quý IV/2019, nhân dịp ra mắt thương hiệu Omeli tại thị trường Việt nam, Công ty CP Quốc tế Bảo Hưng dành tặng người tiêu dùng 2 triệu gói Omeli chocolate pie để tri ân khách hàng. Đó cũng là cơ hội để người tiêu dùng được dùng thử sản phẩm bánh mềm phủ chocolate Omeli ít đường với nhân marsh mallow hoàn toàn mới, được sản xuất bằng công nghệ Đan Mạch.

Cong ty CP Quoc te Bao Hung anh 2

Omeli chocolate pie là sản phẩm bánh mềm phủ chocolate Omeli ít đường với nhân marshmallow, được sản xuất bằng công nghệ Đan Mạch.

Với tầm nhìn chiến lược, đầu tư bài bản về cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ, xây dựng thương hiệu và hệ thống phân phối chuyên nghiệp, cùng những thành công trên thị trường quốc tế, Công ty CP Quốc tế Bảo Hưng chứng minh việc đầu tư nghiêm túc, mạnh dạn tấn công là con đường đi tới thành công. Để biết thêm chi tiết về các sản phẩm của công ty bánh kẹo Bảo Hưng, độc giả tham khảo tại website bkbaohung.com.

Mộc Trà

Bình luận

Bạn có thể quan tâm