Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Thỏa thuận tồi tệ' khiến Trump nạt nộ thủ tướng Australia

Một thỏa thuận giải quyết người tị nạn giữa Mỹ và Australia được coi là lý do khiến cuộc điện thoại của ông Trump với thủ tướng Australia trở nên căng thẳng.

Tổng thống Mỹ mong muốn từ chối hoặc tạm ngưng thỏa thuận người tị nạn với Australia sau khi ông ban hành lệnh cấm nhập cư đối với 7 quốc gia Hồi giáo. Ông gọi đây là "một thỏa thuận tồi tệ" và cho rằng phía Australia tìm cách đưa "những kẻ đánh bom trong vụ Boston" đến Mỹ.

Toàn cảnh lệnh cấm nhập cảnh gây chấn động của Trump Sắc lệnh cấm nhập cảnh mà Tổng thống Donald Trump áp đặt với người dân từ 7 nước Hồi giáo thay đổi cơ bản chính sách nhập cư và tiếp nhận người tị nạn của Mỹ trong nhiều thập kỷ.

Về phần mình, ông Turnbull, thủ tướng Australia, mong muốn ông Trump tiếp tục thực thi thỏa thuận được ký kết bởi chính quyền Obama.

Thỏa thuận song phương một lần

Được ký kết bởi cựu tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Turnbull vào tháng 11/2016, thỏa thuận giữa hai nước cho phép Canberra chuyển 1.250 người tị nạn đến Mỹ. Quá trình này sẽ được giám sát và quản lý bởi Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn.

Trump to tieng voi thu tuong Australia anh 1
Trại tị nạn Nauru từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối đối với chính phủ Australia. Ảnh: Reuters.

Chỉ những nguời tị nạn sinh sống trong hai khu trại của Australia được đặt tại đảo quốc Nauru và đảo Manus thuộc Papua New Guinea được luân chuyển qua Mỹ. Ông Turnbull từng khẳng định đây là "thỏa thuận một lần và sẽ không có lần thứ hai".

Người tị nạn

1.250 người tị nạn được đề cập trong thỏa thuận hầu hết đến từ Trung Đông, Nam Á và Iran. Họ đến Australia theo đường biển.

Khoảng 80% người tị nạn tại các trại có đơn xin tị nạn hợp pháp. Họ đã sống tại đây trong khoảng hơn 1 năm.

Những khu trại tị nạn có điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn khiến chính phủ Australia chịu nhiều sức ép từ quốc tế. Hồi tháng 10/2016, Canberra từng bị cáo buộc vì đã biến Nauru thành một "nhà tù mở" với nhiều trường hợp lạm dụng nhân quyền.

Cũng trong năm 2016, Liên Hợp Quốc phát hiện nhiều trường hợp trẻ em "tự tử, tự thiêu, hành hạ bản thân và trầm cảm" sau khi sống ở những trại tị nạn này trong một thời gian dài.

Theo chính phủ Australia, trong khoảng 2007 - 2013, ít nhất 1.200 người thiệt mạng khi tìm cách vượt biển để tới quốc gia này.

Tương lai mờ mịt

Phản ứng trước cuộc điện thoại của ông Trump và ông Turnbull, một người tị nạn gốc Iran sống trong trại Nauru nói: "Chúng tôi không phải đồ chơi. Mọi người đã chờ đợi 4 năm. Họ nên đẩy nhanh tiến trình này vì chúng tôi không thể chịu đựng thêm nữa. Nếu Mỹ không muốn tiếp nhận người tị nạn, hãy hủy bỏ thỏa thuận này, để những nước khác có thể giúp chúng tôi".

Nhiều người tị nạn khác cũng bày tỏ lo ngại khi số phận của họ đang là một dấu chấm hỏi lớn sau cuộc đối thoại giữa hai nhà lãnh đạo.

Trump to tieng voi thu tuong Australia anh 2
Cuộc trò chuyện căng thẳng giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Turnbull khiến tương lai của những người tị nạn tại Australia thêm khó khăn. Ảnh: Bloomberg.

Số lượng người nhập cư vào Australia tăng mạnh trong những năm qua. Hiện nay, chính phủ do Thủ tướng Turnbull cam kết "ngưng vấn đề thuyền nhân" và giảm thiểu việc người tị nạn "biến Australia thành nhà".

Sau khi đưa người tị nạn vào sống trong trại, Australia đẩy mạnh việc chuyển họ đến những nước khác trên thế giới. Vì vậy, thỏa thuận với Mỹ được xem như một giải pháp hữu hiệu.

Tuy nhiên, cuộc điện đàm với ông Trump dường như đã đẩy thỏa thuận này vào ngõ cụt. Sức ép chính trị đối với Thủ tướng Turnbull sẽ gia tăng trong thời gian tới.

Theo CNN, việc những người tị nạn đang sống trong điều kiện vô cùng tồi tệ tại những khu trại được coi là một nỗi xấu hổ của chính phủ. Giúp họ tái định cư chính là giải pháp cấp bách tại thời điểm này.

Trump nạt nộ rồi cúp điện thoại trước thủ tướng Australia

Một quan chức chính phủ Mỹ tiết lộ cuộc trò chuyện của Tổng thống Trump và thủ tướng Australia kết thúc bằng một tràng quát nạt rồi cúp máy của ông Trump.

Dân Mỹ xin lỗi người Australia thay Tổng thống Trump

Sau cuộc điện đàm to tiếng và cúp điện thoại đột ngột của tổng thống Mỹ với thủ tướng Australia, người Mỹ đã lên mạng xã hội xin lỗi người Australia.

Thế Long

Bạn có thể quan tâm