Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận Hy Lạp hơn 2.000 lần

Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ diệt một phi cơ Nga với lý do "bay vào không phận", người dân Hy Lạp tố cáo Ankara xâm phạm vùng trời của họ tới 2.244 lần trong năm ngoái.

Số liệu thống kê của Đại học
Số liệu thống kê của Đại học Thessaly cho thấy máy bay Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận Hy Lạp 2.244 lần trong năm 2014. Ảnh: RT

Trên mạng xã hội, nhiều người dân Hy Lạp đặt câu hỏi: Việc gì sẽ xảy ra nếu quân đội Hy Lạp ra lệnh bắn những chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh chúng thường xuyên xâm phạm vùng trời Hy Lạp?

Hôm 25/11, báo Protothema của Hy Lạp công bố số lần phi cơ Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận. Theo số liệu của báo, chỉ riêng trong năm 2014, máy bay Thổ Nhĩ Kỳ đã lọt vào vùng trời Hy Lạp tới 2.244 lần, tăng rất mạnh so với 636 lần trong năm 2013. Báo cũng khẳng định Không quân Thổ Nhĩ Kỳ thường giấu số liệu về hành vi xâm phạm.

"Người Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách thực thi chủ quyền đối với những đảo tranh chấp với Hy Lạp và muốn buộc Athens phải đàm phán", Thanos Dakos, Tổng giám đốc Quỹ châu Âu và Chính sách đối ngoại Hellenic, từng nói với trang tin Politico vào tháng 7. Theo ông, trực thăng Thổ Nhĩ Kỳ thường bay thấp phía trên các đảo tranh chấp với Hy Lạp.

Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ không tôn trọng không phận có bán kính 16 km xung quanh quần đảo Aegean. Vì thế, chiến đấu cơ Hy Lạp thường xuyên phải xuất kích để đuổi những phi cơ Thổ Nhĩ Kỳ khi chúng bay vào khu vực đó. Không quân Hy Lạp xác nhận rằng, từ tháng 1 tới tháng 10 năm nay, phi cơ Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận của họ 1.233 lần - bao gồm 31 chuyến bay qua lãnh thổ Hy Lạp.

Giới truyền thông Hy Lạp nhận định Thổ Nhĩ Kỳ đang tận dụng tình trạng kinh tế khó khăn của Hy Lạp để tăng cường xâm phạm không phận. Các báo cũng tố Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên điều tàu xâm phạm biên giới trên biển của Hy Lạp. Chỉ riêng từ tháng 1 tới tháng 7 năm nay, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm lãnh hải Hy Lạp tới 175 lần. Hồi tháng 6, Gelibolu, một chiến hạm Thổ Nhĩ Kỳ, thường xuyên "tuần tra" trong vùng biển Hy Lạp, một động thái khiến nhiều người dân Hy Lạp tức giận.

Cũng trong ngày 25/11, Ngoại trưởng Hy Lạp, ông Nikas Kotzias, đã điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov để bày tỏ sự đoàn kết với Moscow. Bộ Ngoại giao Nga thông báo: "Athens đồng ý với đánh giá của Tổng thống Nga đối với những hành động thù địch của Ankara. Những hành động ấy trái ngược với mục tiêu thành lập liên minh chống IS".

Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ khi bắn rơi máy bay Nga

Chính sách đối ngoại quyết đoán khiến Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ phi cơ Nga với cáo buộc vi phạm không phận. Sự cố có thể tác động tiêu cực quan hệ song phương, nhưng khó gây chiến tranh.

 

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm