- Quốc hội dành 2 ngày 30-31/10 thảo luận báo cáo kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, kế hoạch năm 2020.
- Phiên sáng 31/10 có 24 đại biểu phát biểu ý kiến, nâng tổng số đại biểu phát biểu lên 73.
- Đã có thêm bộ trưởng tham gia giải trình là Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện và Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Chu Ngọc Anh. Ngày 30/10, Bộ trưởng GTVT và Bộ trưởng Tư pháp cũng cung cấp thêm thông tin trước Quốc hội.
- Chiều nay, thêm 2 bộ trưởng sẽ giải trình.
-
95 đại biểu phát biểu sau 2 ngày thảo luận
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, sau 2 ngày thảo luận, đã có 95 đại biểu phát biểu, 5 lượt tranh luận. Các Bộ trưởng Giao thông Vận tải; Tư pháp; Văn hóa, Thể thao & Du lịch; Kế hoạch & Đầu tư đã phát biểu. Vẫn còn 14 đại biểu chưa phát biểu do hết thời gian.
“Nhìn chung không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm. Các ý kiến sẽ được tổng hợp và đề nghị Chính phủ tiếp thu để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội được giao”, ông nói.
-
'Vô cảm lâu dài đến thế là cùng'
Mở đầu phần phát biểu, Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đề cập đến sự phổ biến của thái độ thờ ơ vô cảm và thiếu trách nhiệm.
Dẫn chứng vụ cháu bé trường Gateway tử vong khi bị bỏ quên trên xe, ông Trí nói cảm thấy day dứt khi nghĩ đến người lái xe thản nhiên tắt máy, đóng cửa không nhìn lại trong xe. "Người phụ nữ dẫn các cháu bé nhưng không kiểm đếm khi bàn giao; cô giáo chủ nhiệm cả ngày không biết học sinh vắng mặt?", ông đặt câu hỏi. Với việc C ông ty Nước sạch Sông Đà lấy nước từ hồ không an toàn, lộ thiên về bán cho dân dùng nhiều năm, không một ai cảnh báo, nhắc nhở, ông Trí cũng nhấn mạnh: "Vô cảm lâu dài đến thế là cùng!”. Ông Trí nêu 3 đề xuất để đẩy lùi thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trong xã hội. Đầu tiên, khi xây dựng luật, cần xem xét quy định ngăn chặn thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm. Thứ hai, cần tạo điều kiện thuận lợi, tốt nhất để người dân tố cáo hành vi thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm. Cuối cùng, ông cho rằng không nên để những người thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người dân, doanh nghiệp giữ các chức vụ trong bộ máy công quyền. Một vấn đề khác được đại biểu Trí nêu ra là việc lựa chọn nhà thầu cho các dự án lớn, trọng điểm quốc gia. Ông Trí cho biết cử tri rất lo lắng việc chọn phải nhà đầu tư năng lực tài chính yếu, năng lực thi công kém, không nghiêm túc khiến dự án đội vốn, chậm tiến độ, chất lượng không đảm bảo. Ông Trí cho rằng việc Bộ Giao thông Vận tải quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu quốc tế, chuyển sang đấu thầu trong nước với dự án cao tốc Bắc - Nam là điều đáng mừng. Tuy nhiên, đại biểu Hà Nội cho hay cũng nên tìm nhà thầu quốc tế miễn sao chọn được đơn vị có năng lực, tài chính, kinh nghiệm thi công quốc tế, không để lọt nhà thầu yếu, kém và xấu. “Hàng năm Chính phủ chấm điểm các công ty, tập đoàn từng thực hiện dự án ở nước ta. Đồng thời, chấm điểm cả quốc gia có nhà thầu thực hiện dự án chậm tiến độ, thi công kém, chất lượng không đảm bảo ở nước ta, đưa vào danh sách đen rồi thông báo rộng rãi đến quốc tế và trong nước. Dùng danh sách đó để sơ tuyển, loại các công ty, tập đoàn yếu kém từ các quốc gia có các dự án tai tiếng, không cho thực hiện dự án mới ở Việt Nam nữa”, ông Trí đề xuất. -
'Kinh tế sẽ giảm dần phụ thuộc vào FDI, tăng cường nội lực'
Trong phần giải trình của mình,
Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh kinh tế Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng như ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP khá, cơ cấu lại nền kinh tế là đúng hướng. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn, hạn chế trên tất cả lĩnh vực về kinh tế, xã hội, môi trường, đòi hỏi phải có những biện pháp căn cơ hơn trong cả ngắn hạn và dài hạn. “Chính phủ quán triệt chủ trương của Đảng định hướng phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ, tăng cường khả năng thích ứng trước biến động bên ngoài. Mở rộng, đa dạng hóa thị trường, giảm dần sự phụ thuộc vào khu vực kinh tế có vốn FDI, phát triển mạnh nội lực”, ông Dũng nói. lực tăng trưởng năm 2019 đến từ cả phía cung và cầu. Tính chung cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu GDP chiếm khoảng 86%, thể hiện sự chuyển dịch đúng hướng của cơ cấu nền kinh tế.Với tình hình hiện tại, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư năm 2019, dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,8%, CPI bình quân tăng dưới 4%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7% và tỷ lệ nhập siêu dưới 3%. Ông nhấn mạnh động “Sắp tới, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tiếp tục là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế”, Bộ trưởng Dũng nói. Về giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư khẳng định còn chậm, là một trong những điểm tối trong bức tranh sáng của nền kinh tế. 10 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 49,83% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 54,69% so với kế hoạch Thủ tướng giao. Bộ trưởng cho rằng cần rà soát các quy định còn vướng mắc để kịp thời điều chỉnh, khẩn trương giao chi tiết và điều chỉnh kế hoạch vốn. Đồng thời, tập trung chỉ đạo công tác giải ngân ở các cấp, các ngành.
-
‘Tránh tình trạng nhập vào, tách ra rồi lại nhập vào’
Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho biết một số địa phương trung học cơ sở để giảm số đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế. Ông Phương cho rằng việc nhập các trường cấp 1 và cấp 2 từng được thực hiện trước đây nhưng không hiệu quả và cuối cùng phải tách ra.
Theo ông, không thể tính toán việc quản lý giáo dục bằng việc giảm bớt đầu mối hay bớt biên chế.
“Chính phủ và Bộ Giáo dục cần xem xét cụ thể, tránh tình trạng nhập vào, tách ra rồi lại nhập vào”, đại biểu đoàn Ninh Bình phát biểu.
-
Cần giải pháp cấp thiết để ngăn chặn ô nhiễm khí
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) băn khoăn vấn đề ô nhiễm không khí được quan tâm đặc biệt nhưng chưa được báo cáo của Chính phủ đề cập.
“Chỉ số chất lượng không khí AQI ở Hà Nội, TP.HCM liên tục được cảnh báo ở mức ô nhiễm cao. Cần triển khai các giải pháp cấp thiết, đồng bộ để ngăn chặn ô nhiễm khí”, ông Chính đề xuất. Một vấn đề khác được đại biểu Chính đề cập là ngành giao thông đang bỏ quên giao thông đường sắt. Trong khi đó, đây là hình thức vận tải hiệu quả và an toàn cao. Ông Chính kiến nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu xây dựng giải pháp tăng cường giao thông đường sắt. -
Có phải thực sự thiếu điều dưỡng?
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) tranh luận với đại biểu Kim Yến (Đà Nẵng) việc thiếu điều dưỡng tại các cơ sở y tế chỉ là hiện tượng cục bộ ở các cơ sở công lập.
Theo bà Dung, đây là vấn đề diễn ra nhiều năm nay nhưng chưa được giải quyết. Trong bối cảnh bệnh viện công tự chủ, bà đánh giá vấn đề này ngày càng phức tạp. “Là một người làm trong lĩnh vực đào tạo y tế, tôi khẳng định nguồn điều dưỡng để tuyển không thiếu, còn thừa so với nhu cầu. Các trường điều dưỡng đào tạo nhân lực cung cấp cho cả Nhật và Đức chứ không chỉ trong nước. Nhưng các bệnh viện trong nước thiếu vì không đủ tiền chi trả nếu tuyển đội ngũ điều dưỡng đủ theo quy định của Bộ Y tế”, bà Dung phát biểu. -
Sẽ tăng năng lực phát điện thêm 3.500 MW
Đại biểu Dương Quang Thành (Hà Nội) cho biết chỉ tiêu điện năng đặt ra nhu cầu về điện là 265,4 tỷ kWh. Trong bối cảnh đó, Chính phủ chỉ đạo không để thiếu điện trong mọi tình huống. “Các giải pháp đưa ra là vận hành an toàn, hiệu quả các nguồn điện hiện có, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án điện, tăng năng lực phát điện thêm 3.500 MW, trong đó phát triển các nguồn năng lượng điện sạch”, ông Thành nói. Chủ tịch EVN kiến nghị Quốc hội sớm thông qua, sửa đổi luật đầu tư, xây dựng để tháo gỡ khó khăn cho công tác đầu tư, xây dựng. Bên cạnh đó, xem xét, sửa đổi Luật Điện lực cho phép ngành điện thực hiện một số chính sách đầu tư, xây dựng dự án. -
"Tốc độ tăng nợ công giảm hơn một nửa"
Trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết thu ngân sách nhà nước 4 năm qua đều vượt dự toán. Trong đó, 2019 là năm thứ 2 liên tiếp vượt thu của ngân sách trung ương. Nhiều chỉ tiêu cơ bản đạt mục tiêu kế hoạch thu 5 năm.
Theo Bộ trưởng, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát cả số chi tuyệt đối và tương đối. Năm 2020, bội chi ngân sách dự toán đạt 3,44% GDP, bình quân 2016-2020 đạt 3,6-3,7% GDP và vượt mục tiêu 3,9%. Bên cạnh đó, nhờ kiểm soát tốt bội chi, các khoản vay bảo lãnh của Chính phủ, tốc độ tăng nợ công giảm hơn một nửa và tăng thấp hơn tốc độ tăng của GDP danh nghĩa. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng nợ công là 18,1% trong khi tăng GDP danh nghĩa là 14%. Giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng nợ công là 8,2%, tốc độ tăng GDP danh nghĩa là 9,7%. Tỷ lệ nợ công đến 2020 ước tính đạt 54,3% GDP trong khi năm 2016 là 63,7%. Tuy nhiên, ông Dũng cũng thừa nhận công tác ngân sách Nhà nước có những tồn tại như tỷ lệ huy động từ thuế, phí có xu hướng giảm dần; năng lực sản xuất một số ngành đã đi vào ổn định, khó đạt mức tăng trưởng cao, thu nội địa của một số địa phương quan trọng tăng chậm.
-
'Mời đại biểu Quốc hội đi cao tốc ở Hạ Long để so sánh với Đà Nẵng - Quảng Ngãi'
Đại biểu Phan Việt Cường (Quảng Nam) cho rằng chất lượng xây dựng công trình trọng điểm quốc gia có vấn đề, gây bức xúc trong dư luận xã hội, chậm khắc phục. Ông Cường nêu ví dụ trường hợp tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. “Nếu ai có đi con đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đi cao tốc Vân Đồn - Móng Cái thì hoàn toàn khác nhau. Mời đại biểu Quốc hội cùng đi con đường cao tốc trên”, ông Cường nói. Đại biểu cũng nhấn mạnh sau những hạn chế sau khi xây dựng con đường cao tốc ở Quảng Nam, nhiều văn bản của đại biểu Quốc hội kiến nghị Bộ Giao thông và Vận tải nhưng vẫn im hơi lặng tiếng. “Nếu Bộ Giao thông và Vận tải không có hướng giải quyết thì thông báo cho địa phương có hướng khắc phúc”, đại biểu Cường nhấn mạnh. Về kết cấu hạ tầng sân bay, ông Cường nêu toàn quốc có 22 sân bay, với 21 sân bay do Tổng công ty Hàng không ACV quản lý, vận hành. Trong 21 sân bay thì 8 sân bay làm ăn có lãi, 13 sân bay làm ăn thua lỗ, hạ tầng ngày càng xuống cấp. Đại biểu tỉnh Quảng Nam đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông và Vận tải, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước cho thí điểm phân cấp về địa phương để huy động nguồn vốn từ các tập đoàn kinh tế tư nhân để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sân bay, vận hành khai thác mô hình như sân bay Vân Đồn đã làm.
-
Nhà đầu tư có nhiều mối quan hệ thường trúng lô đất vàng
Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) cho rằng cần một báo cáo đánh giá cụ thể nhằm minh chứng cho việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho khoa học công nghệ là đầu tư bền vững. Về chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách địa phương, ông Diến kiến nghị cần siết lại những kẽ hở trong đấu giá, khai thác nguồn lực từ đất, đảm bảo giá trị, công bằng, minh bạch, không tạo ra bong bóng cho thị trường bất động sản. Ảnh: Hải Quân.
“Các nhà đầu tư lớn, mà chủ yếu là các nhà đầu tư có nhiều mối quan hệ thường trúng những lô đất vàng của địa phương thì cử tri có quyền đặt câu hỏi đã đủ thủ tục, đúng quy trình nhưng có đúng pháp luật hiện hành hay không, có thất thoát nguồn thu hay không”, ông Diến nói. Đại biểu tỉnh Thanh Hóa cho rằng cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn những vi phạm trong đấu giá đất.
-
‘Thở, ăn, uống đều nguy hiểm, chất lượng cuộc sống có cao?’
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) nêu lên thực trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng. Bà nêu lại những vụ ô nhiễm nước sạch, không khí xảy ra vừa qua và đặt câu hỏi: “Thở, ăn, uống, đều nguy hiểm thì chất lượng cuộc sống có thực sự tăng cao?”.
Đại biểu Hưng Yên cho rằng ô nhiễm vẫn tiếp diễn và hỏi Chính phủ đã thực sự vào cuộc xử lý quyết liệt vấn đề ô nhiễm hay chưa. Bà Phúc cũng nêu ví vụ về sự ô nhiễm tại hệ thống sông Bắc Hưng Hải đang nghiêm trọng cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, bệnh viện, làng nghề, cơ sở sản xuất, làng nghề…
“Kiến nghị Thủ tướng khuyến khích ngành công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải; tăng chế tài xử lý ô nhiễm; có cơ chế liên kết vùng với vấn đề này”, bà Phúc nói.
-
‘Tỷ lệ giường bệnh của Việt Nam cao hơn các nước phát triển nhiều’
Đại biểu Ngô Thị Kim Yến (Đà Nẵng) đặt vấn đề tỷ lệ giường bệnh trên toàn dân tăng liệu có phải là tín hiệu thật sự đáng mừng với sự phát triển của ngành y tế.
Theo bà Yến, tỷ lệ giường bệnh trên toàn dân của Việt Nam cao hơn các nước phát triển nhiều. Một số nước còn đang giảm tỷ lệ giường bệnh trên toàn dân. Lý do là tỷ lệ giường bệnh thể hiện tần suất sử dụng dịch vụ y tế. Ngưỡng tỷ lệ giường bệnh trên toàn dân tăng đồng nghĩa với việc số người đau ốm nhiều hơn qua các năm.
“Ngưỡng tăng giường bệnh là bao nhiêu để đạt yêu cầu? Việc tăng giường bệnh có phải là giải pháp lâu dài để chống quá tải bệnh viện? Mục tiêu lâu dài của ngành y tế là cải thiện sức khỏe cộng đồng, dự phòng bệnh”, bà Yến nói.
-
Đại biểu muốn lùi giờ học, giờ làm
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) nêu vấn đề đổi giờ học, giờ làm phù hợp hơn ở các đô thị. Ông cho biết hầu hết quốc gia ở châu Á và trên thế giới đều bắt đầu làm việc từ 8h30, nghỉ trưa 1 tiếng. Trong khi đó, Việt Nam đang dùng khung giờ làm việc của thời kỳ còn là nước nông nghiệp áp vào các đô thị phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch không phù hợp. Ngoài ra, một số doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nước ngoài cũng đã áp dụng giờ làm việc từ 8h30-9h. Theo ông Cảnh, nhiều phụ huynh lo lắng vì con em dậy sớm đến trường mà không có bữa sáng phù hợp. Trong khi đó, 7h-9h sáng là thời điểm tốt nhất cho bữa ăn sáng. “Tại sao phải đi làm sớm để không lo được bữa ăn cho bản thân, gia đình đúng khoa học? Xu hướng thức khuya ở đô thị cũng phù hợp việc đi làm muộn, phát triển nền kinh tế ban đêm”, đại biểu Cảnh phát biểu. Ông cho rằng việc đổi giờ học giờ sẽ nâng cao hiệu quả, kỷ cương trong giờ làm việc, đem lại lợi ích giao thông. Đại biểu tỉnh Bình Định đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành quy định các cơ quan hành chính trung ương và cấp tỉnh làm việc không sớm hơn 8h sáng, nghỉ trưa 1 tiếng, ngành giáo dục đổi giờ học đồng bộ giờ làm. -
Các bộ trưởng trao đổi tại Quốc hội
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi với Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ trong giờ giao lao của Quốc hội ngày 31/10. Ảnh: Hải Quân.
-
Sự cố ô nhiễm nước ở Hà Nội cho thấy công tác quản lý còn nhiều sơ hở
Đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) cho biết sự cố liên quan đến xả thải của doanh nghiệp ra biển, sông gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người dân khai thác thủy sản và làm nghề nuôi trồng thủy sản.
“Sự cố dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước cấp cho nhà máy nước ở Hà Nội vừa qua… cho thấy công tác quản lý Nhà nước đối với nguồn nước ngọt còn nhiều sơ hở, ẩn chứa nhiều nguy cơ không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dân”, ông Giang nói. Đại biểu Giang đặt câu hỏi sẽ ra sao nếu vừa rồi, chất gây ô nhiễm không phải là dầu mà là một loại hóa chất độc hại khác. Ông Giang kiến nghị Chính phủ tiến hành quy hoạch liên quan đến nguồn nước lưu vực sông theo Luật Quy hoạch để đảm bảo chất lượng nguồn nước. Bên cạnh đó, kiểm tra các địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan đến nhà máy nước trên cả nước. -
Đã có 73 đại biểu phát biểu ý kiến
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, trong phiên sáng 31/10, đã có 24 đại biểu phát biểu ý kiến, 2 bộ trưởng tham gia giải trình là Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện và Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Chu Ngọc Anh.
Tổng cộng, sau 1,5 ngày thảo luận kinh tế - xã hội, đã có 73 đại biểu phát biểu. Hiện tại, còn 39 người nữa chờ phát biểu vào phiên chiều.