Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiết lập cơ chế bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư

Chính phủ yêu cầu thiết lập cơ chế rõ ràng về bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, KD trong trường hợp có sự không thống nhất, khác biệt về quy định giữa các văn bản PL.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Theo đó, quan điểm được Chính phủ đề ra là đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp theo đúng quy định của Hiến pháp 2013; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo.

bao ve can bo anh 1

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 02, trong đó yêu cầu thiết lập cơ chế về bảo vệ cán bộ trong trường hợp có sự không thống nhất, khác biệt về quy định giữa các văn bản pháp luật.

Với quan điểm trên, Chính phủ cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường giám sát kiểm tra; nâng cao chất lượng thực thi văn bản pháp luật, kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính gây chi phí cho người dân, doanh nghiệp; giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo đúng thời hạn và không được đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với doanh nghiệp.

Đặc biệt, Chính phủ yêu cầu thiết lập cơ chế rõ ràng về bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh trong trường hợp có sự không thống nhất, khác biệt về quy định giữa các văn bản pháp luật. Từ đó, giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp.

Nghị quyết cũng nêu rõ Chính phủ sẽ chú trọng thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm như tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư; nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh. Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp; hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững.

Để kịp thời giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị thường xuyên chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các hoạt động đối thoại với người dân, doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt các phản hồi chính sách.

Cùng với đó, Chính phủ yêu cầu rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra để đảm bảo không trùng lặp, chồng chéo; không cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

TP.HCM và 4 tỉnh đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù làm 206 km Vành đai 4

Dự án Vành đai 4 TP.HCM đi qua 5 địa phương có tổng chiều dài 206 km với tổng mức đầu tư hơn 105.000 tỷ đồng được đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù như Vành đai 3 TP.HCM.

https://tienphong.vn/thiet-lap-co-che-bao-ve-can-bo-trong-truong-hop-phap-luat-khong-thong-nhat-post1602446.tpo

Theo Văn Kiên/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm