Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiệt hại bản quyền hình ảnh khiến Ronaldo rời Real Madrid

Sự khắc nghiệt về hệ thống thuế tại Tây Ban Nha, đối lập với thu nhập khủng về quảng bá hình ảnh đã khiến 9 năm tại Real của Ronaldo kết thúc.

Ronaldo miêu tả quyết định rời Real Madrid vào tháng 7/2018 là nhằm "tìm thử thách mới trong sự nghiệp". Tuy nhiên, giá trị bản quyền hình ảnh cũng là một phần nguyên nhân. Ronaldo kiếm quá nhiều tiền từ việc "bán" hình ảnh của chính mình, và anh không muốn phần nhiều trong số đó rơi vào tay cơ quan thuế vụ.

Tây Ban Nha là một trong những quốc gia đánh thuế nặng nhất thế giới khi bất kỳ loại thu nhập nào trên 60.000 euro cũng bị đánh 45% thuế. Điều này khiến thu nhập của Ronaldo giảm đáng kể.

45% thuế tại Tây Ban Nha là câu chuyện khác biệt so với Anh hay Italy, những quốc gia cũng sở hữu các giải VĐQG đủ để hấp dẫn các ngôi sao.

Ronaldo anh 1

Ronaldo có 9 năm hạnh phúc tại Real Madrid, nhưng không phải ở khía cạnh tiền bạc. Ảnh: Getty.

Tại Anh, cầu thủ cũng phải đóng thuế 45%, song riêng ở khía cạnh bản quyền hình ảnh, những cầu thủ nếu có công ty khai thác riêng sẽ phải đóng mức thuế là 20% (có thể giảm xuống chỉ còn 15% trong tương lai).

Tại Italy, quốc gia Ronaldo chọn tới thi đấu, câu chuyện còn dễ dàng hơn. Tại Italy, thuế là 43%, thậm chí về tiền bản quyền hình ảnh, những cầu thủ chỉ phải trả 100.000 euro cho thu nhập trên 300.000 euro/năm.

Theo Business Insider, một bài đăng trung bình của Ronaldo trên mạng xã hội có trị giá tới 897.000 euro, tức bằng gần 9 năm trả thuế hình ảnh tại Italy.

Ronaldo đã gặp nhiều vấn đề với cơ quan thuế vụ Tây Ban Nha trong thời gian khoác áo Real Madrid. CR7 chuyển hết những khoản tiền kiếm được từ các hợp đồng quảng cáo vào các ngân hàng tại những "thiên đường" thuế như Quần đảo Virgin hay Monaco (các khu vực đánh thuế gần như bằng 0).

Sở thuế Tây Ban Nha cho rằng Ronaldo làm việc trên lãnh thổ xứ sở đấu bò, nên mới có cơ hội kiếm được những hợp đồng quảng cáo béo bở đó, việc đóng thuế là nghĩa vụ, và việc chuyển tiền ra ngân hàng nước ngoài kia là hành vi trốn thuế.

Áp lực đặt lên Ronaldo trong giai đoạn này là cực lớn. Sau cùng anh chấp nhận trả khoản phí lên tới 18 triệu euro, đồng thời rút bỏ toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Tây Ban Nha, bao gồm cả một khách sạn.

Tới Italy, Ronaldo có những gì anh muốn, không chỉ ở vấn đề vị thế và chuyên môn. Các hoạt động kinh doanh của Ronaldo đều trở nên dễ dàng. Anh thu về khoản tiền khổng lồ từ các hoạt động thương mại.

Juventus cũng chưa bao giờ gây khó dễ hoặc có những tác động tiêu cực tới hình ảnh của CR7.

Việc Ronaldo nhận lợi nhuận khủng khiếp từ các hoạt động quảng bá cá nhân đang biến Serie A thành thiên đường thực sự với những ngôi sao. Điều này được dự báo sẽ kéo theo sự xuất hiện của nhiều ngôi sao.

Ronaldo anh 2

Ronaldo mang lợi ích thương mại lớn về cho Juventus, và hệ thống thuế tại Italy nuông chiều CR7 với khoản phí chỉ 100.000 euro/năm. Ảnh: Getty.

Leo Messi, đại kình địch của CR7 là ví dụ. Giống Ronaldo, Messi vướng phải vô vàn vấn đề về thuế tại Tây Ban Nha. Thậm chí tại Catalonia, mức thuế còn lên tới 49% và Messi chịu ảnh hưởng nhiều về kinh tế.

Không phải ngẫu nhiên báo chí châu Âu đồn đoán Messi có thể gia nhập Inter Milan trong tương lai gần. Nerazzurri vừa là kình địch với Juventus, có thể cung cấp cho Messi danh tiếng cũng như sự đảm bảo trong các nguồn thu về quảng bá hình ảnh cá nhân.

Vấn đề chỉ còn nằm ở chính Messi. Anh có muốn một cuộc đua tranh nữa với Ronaldo hay không?

Ronaldo và 2 đường kiến tạo bằng gót chân Cristiano Ronaldo từng thực hiện một loạt pha kiến tạo hoa mỹ khi còn khoác áo Man United. Trong đó, đáng nhớ nhất là tình huống anh giật gót chuyền cho Rooney ghi bàn năm 2008.

Ronaldo, Beckham và món hàng tỷ USD có tên bản quyền hình ảnh

Trong quá khứ, hình ảnh của cầu thủ luôn gắn liền với sân cỏ. Ngày nay, giới theo nghiệp quần đùi áo số hiểu rõ họ có thể tạo ra lợi nhuận khổng lồ từ hình ảnh của chính mình.

Việt Nhật

Bạn có thể quan tâm