Sau khi nhận được công văn của Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát hiện thiết bị gây nhiễu (phá sóng) và thiết bị kích sóng điện thoại di động được đăng bán trên các website thương mại điện tử (TMĐT) bán hàng, các sàn giao dịchTMĐT không đúng quy định của pháp luật.
Nhằm ngăn ngừa việc gây nhiễu có hại tới mạng thông tin di động và thiết bị phá sóng không đúng quy định, Cục TMĐT&KTS yêu cầu các sàn TMĐT, ứng dụng, website bán hàng trực tuyến kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm. Cục cũng yêu cầu triển khai các biện pháp kỹ thuật, nhân sự kiểm duyệt… nhằm ngăn chặn, loại bỏ và xử lý các sản phẩm vi phạm.
Hiện các sản phẩm kích sóng, gây nhiễu sóng đã bị gỡ tại các sàn TMĐT như Shopee, Lazada… Tìm kiếm từ khóa “kích sóng”, “phá sóng” không trả về bất kỳ kết quả nào.
Khoản 1 điều 47 Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 ngày 23/11/2009 quy định: "1. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được sử dụng thiết bị gây nhiễu để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phòng ngừa ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Cơ quan, tổ chức không thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong trường hợp đặc biệt cần thiết sử dụng thiết bị gây nhiễu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép".
Tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ghi rõ chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới được kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động. Vì vậy, việc mua bán, sử dụng các thiết bị này trên các sàn thương mại điện tử là trái pháp luật.
Các loại máy phá sóng này đã xuất hiện trên thị trường suốt nhiều năm qua và được bán nhiều trên các sàn TMĐT một cách công khai. Nhiều người thường mua về sử dụng để phá sóng hoặc gây nhiễu sóng của phá các kết nối Wi-Fi, Bluetooth, ngăn hàng xóm hát karaoke.
Mạch này phá được sóng trong khoảng cách 3-4 m. Nếu muốn xa hơn, người dùng phải mua thêm bộ khuếch đại sóng. Bên cạnh bộ “tiêu chuẩn”, người dùng còn có thể nâng công suất, phạm vi ảnh hưởng của các thiết bị này bằng việc đầu tư máy khuếch đại. Ngoài sóng Wi-Fi, Bluetooth, loại mạch này có thể phá được cả định vị GPS, 3G, 4G… Đa phần những sản phẩm này được các sàn thương mại điện tử nhập trực tiếp từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Trước đó, tháng 11/2023, Cục Tần số vô tuyến điện đã có văn bản gửi Cục TMĐT&KTS, phản ánh về việc một số website/ứng dụng đăng bán thiết bị kích sóng điện thoại di động không có chứng nhận hợp quy (CNHQ) và công bố hợp quy (CBHQ) trên các website TMĐT bán hàng, các sàn TMĐT.
Danh sách các thiết bị lặp thông tin di động, kích sóng thuộc các nhãn hiệu bao gồm: Pro DM1, DM2 Pro, Pro DM1/DM2/DM3, ST960, GSM FTECH 930, GSM AT-980, ELE AT-980, ANTN889-340-01, ANTN889-085-01, ANTN889-305-01, ANTN889-230-01, Model DM2, Lintratek KW20L-GWYT-7001, SDAS, ATNJ-GM-80-27, KW20L-GW, GSM 980, RF-1000, GS-AL, RF 2000.
Đầu tháng 4, Cục Tần số vô tuyến điện đã xử lý nhiều trường hợp gây nhiễu sóng tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Các trường hợp này đều sử dụng các thiết bị gây nhiễu sóng không đủ điều kiện lưu hành trên thị trường, không được chứng nhận hợp quy…
Nhóm người săn lùng loại mã độc nguy hiểm nhất thế giới công nghệ
Trong quyển sách mới, Renee Dudley và Daniel Golden đưa độc giả đến gần hơn với cuộc chiến thầm lặng của những chuyên gia công nghệ toàn cầu, chống lại kẻ đứng sau ransomware.
Vì sao khó chặn quảng cáo cờ bạc khi phát trực tiếp bóng đá
Website cờ bạc hiện diện trên cả áo đấu, băng rôn vật lý và bảng hiệu ảo trong luồng phát sóng. Do vậy, việc ngăn chặn phải có sự phối hợp giữa nhiều quốc gia.
Hai đơn vị bị phạt vì hình ảnh quảng cáo cá độ trận Indonesia-VN
Thanh tra Bộ TT&TT phạt hành chính 2 đơn vị truyền hình vì hành vi phát sóng trực tiếp trận đấu có hình ảnh quảng bá website cá độ vi phạm pháp luật.
VFF khóa bình luận trên Facebook
Toàn bộ các bài đăng trên trang Facebook chính thức của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) bị giới hạn tính năng bình luận, trước làn sóng chỉ trích của cổ động viên đội nhà.