Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiên tai 'cuốn bay' gần 670 tỷ đồng ở Nghệ An

Năm 2023, thiên tai diễn biến phức tạp khiến tỉnh Nghệ An chịu thiệt hại nặng về kinh tế, uớc tính thiệt hại khoảng 667 tỷ đồng.

Chiều 18/3, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Thien tai Nghe An anh 1

Trận lũ cuối tháng 9/2023 đã nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà ở huyện Quỳ Châu, Nghệ An, gây thiệt hại gần 200 tỷ đồng.

Năm 2023 là một năm thiên tai diễn biến phức tạp. Mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới, tuy nhiên đã xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, rét hại, không khí lạnh, nắng nóng, mưa lớn. Năm qua, Nghệ An xảy ra 45 vụ tai nạn, sự cố trên biển, làm chết 16 người, mất tích hai người, bị thương 7 người, chìm 6 tàu cá, cháy 10 phương tiện, 11 phương tiện bị hư hỏng.

Thiên tai trong năm 2023 đã tác động lớn đến dân sinh, kinh tế - xã hội, ảnh hưởng lớn đến người dân, sản xuất nông, lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nặng nề. Cụ thể, đã làm 3 người chết, 5 người bị thương, 39 nhà bị sập, thiệt hại trên 70%; 793 nhà tốc mái, hư hỏng; 15 nhà bị di dời khẩn cấp; gây ra nhiều thiệt hại về sản xuất nông, lâm nghiệp và các công trình hạ tầng…. Ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 667 tỷ đồng.

Năm 2024, dự báo thời tiết sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, áp thấp nhiệt đới và bão có khả năng xuất hiện từ tháng 7, ảnh hưởng trực tiếp đến Nghệ An vào khoảng tháng 9 và tháng 10. Bên cạnh đó, nắng nóng sẽ đến sớm hơn và gay gắt từ tháng 5 đến tháng 7.

Trước tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai ngày càng phức tạp khó lường và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên địa bàn, đặt ra thách thức lớn cho tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống chính trị. Các đơn vị, địa phương cần tập trung đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ, nâng cao năng lực Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, xã.

Tăng cường công tác tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra chuẩn bị ở mọi cấp theo phương châm “4 tại chỗ”. Truyền thông, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai phổ biến (nhất là bão, mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất) bằng nhiều hình thức, bảo đảm thông tin về thiên tai đến được người dân tại khu vực chịu ảnh hưởng.

Kon Tum cần xây dựng phương án phòng ngừa động đất từ xa

Ngày 12/7, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long làm trưởng đoàn công tác đã làm việc với UBND tỉnh Kon Tum về công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn năm 2023.

Chuyên gia: Động đất ở Kon Plông chưa đến mức cảnh báo rủi ro

Viện Vật lý Địa cầu đã thực hiện nghiên cứu và nhận định ở Kon Plông chỉ xảy ra động đất có độ lớn dưới 5,5, tức mức độ trung bình trở xuống nên ít có khả năng gây thiên tai.

Mưa to kèm gió mạnh làm tốc mái 67 nhà dân tại Tiền Giang

Ngày 16/4, Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang cho biết cơn mưa to kèm theo gió mạnh chiều 15/4 đã gây thiệt hại khá nặng trên địa bàn.

https://tienphong.vn/thien-tai-cuon-bay-gan-670-ty-dong-o-nghe-an-post1621338.tpo

Thu Hiền/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm