Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiên đường cho người yêu văn học thiếu nhi

Với không gian rộng 2.700 m2 và được xây dựng công phu, bảo tàng The Rabbit Hole thu hút khách tham quan nhờ các mô hình, trò chơi chủ đề lấy cảm hứng từ các cuốn sách thiếu nhi.

The Rabbit Hole là bảo tàng chủ đề văn học thiếu nhi vừa mở cửa tại Kansas, Mỹ.

Pete Cowdin và Deb Pettid là cặp vợ chồng kết hôn lâu năm và từng là chủ hiệu sách. Trong một thập kỷ qua, cả hai đã cùng biến không gian một nhà máy sản xuất lon thiếc cũ ở phía bắc thành phố Kansas (Mỹ) rộng 2.700 m2 thành một bảo tàng văn học thiếu nhi hoành tráng tên The Rabbit Hole.

Theo New York Times, cặp vợ chồng đã biến tòa nhà đồ sộ cũ kỹ thành một loạt bối cảnh lấy cảm hứng từ những trang sách tranh yêu thích.

The Rabbit Hole không có màn hình cảm ứng, bể bóng, những tấm bảng khó hiểu, dây thừng màu nhung đỏ hay nhạc nền ngọt ngào giả tạo, những người lớn trong trang phục hóa trang. Nó cũng không có mùi giống như bánh quy, nước táo hay tệ hơn (hoặc vẫn chưa). Với mức giá 16 USD cho một người trên 2 tuổi, nó cũng không hề rẻ.

Trong dịp cuối tuần khai trương từ 16/3, bảo tàng đón nhiều vị khách ở đủ lứa tuổi, từ bé nhỏ đến người trưởng thành ghé thăm. Những tiếng hét, kêu chơi đùa hòa vào nhau tạo nên một không gian hỗn loạn dễ chịu.

Tầng chính của The Rabbit Hole có 40 mô hình 3 chiều mô phỏng các chủ đề sách theo kích thước thực, được trưng bày trong không gian rộng bằng 2 sân khúc côn cầu. Một trong số này lấy cảm hứng từ tác phẩm Uptown của John Steptoe có trần bằng thiếc ép, cửa sổ kính màu giả và máy hát tự động.

Có rất nhiều gương mặt quen thuộc trong bảo tàng như Madeline, Strega Nona, Babar nhưng cũng có nhiều khu vực dành riêng cho những tựa sách xứng đáng được biết đến nhiều hơn như Crow Boy, Sam And The Tigers, Gladiola GardenThe Zabajaba Jungle.

Emma Miller, giáo viên lớp một, bày tỏ: “Ở đây có rất nhiều sách tôi sử dụng khi dạy trên lớp. Thật đắm chìm và đẹp đẽ. Tôi choáng ngợp”.

bao tang sach thieu nhi anh 3

Khách tham quan có thể mua các cuốn sách nhìn thấy trong bảo tàng.

Tomy Tran, ông bố ba con đến từ Oklahoma, cho biết: “Tôi từng đến một số địa điểm trong nhà như thế này và nó giống một phòng tập thể dục trong rừng hơn. Còn ở đây, các con tôi được khám phá các khu vực, cầm cuốn sách lên và thực sự bắt đầu đọc như thể chúng đang ở trong câu chuyện".

Tất cả đầu sách nằm rải rác xung quanh bảo tàng đều có thể mua tại Lucky Rabbit, một hiệu sách được bố trí cùng khu. Pettid và Cowdin ước tính cả hai bán được một cuốn sách cho mỗi du khách, với khoảng 650 khách mỗi ngày.

Cặp vợ chồng có kế hoạch mở rộng thêm ba tầng nữa, bổ sung thêm không gian triển lãm, cửa hàng in ấn, phòng thí nghiệm truyện, thư viện tài nguyên và phòng trưng bày khám phá. Một quán cà phê theo phong cách máy móc phục vụ cũng như phòng thủ công và tiệc theo chủ đề George và Martha sẽ sớm mở cửa. Một quán bar trên sân thượng cũng đang được xây dựng.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Znews.

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại. Trân trọng.

Fan đội mưa đi mua sách về búp bê Barbie

Cuốn "Barbie: The World Tour" do nữ diễn viên Margot Robbie và nhà tạo mẫu Andrew Mukamal viết đang khiến nhiều fan của dòng búp bê này quan tâm.

Ánh Hoàng

Ảnh: New York Times

Bạn có thể quan tâm