Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thị trường gas… tắt lửa

Hàng nghìn hộ kinh doanh ga rơi vào ngã ba đường bởi Công văn 290/ SC-KATMT của Sở Công thương, về chấn chỉnh hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn TP.HCM.

Nhân danh … "chấn chỉnh họat động kinh doanh”

Công văn của Sở Công thương TP.HCM yêu cầu các thương nhân kinh doanh gas trên địa bàn xác định lại hình thức phân phối kinh doanh gas, đăng ký hệ thống phân phối kinh doanh gas theo Nghị định 107 của Chính phủ năm 2009 về kinh doanh gas, và Thông tư số 11 của Bộ Công thương về ban hành Quy chế Đại lý kinh doanh gas. Các hộ kinh doanh gas ở TP.HCM đã hết sức ngỡ ngàng trước Công văn mang tính áp đặt và trái với các quy định pháp luật hiện hành về lĩnh vực kinh doanh này. 

Điều hết sức nghịch lý là ở mục 2.1 và 2.4 của văn bản nói trên yêu cầu các hộ kinh doanh gas không được phép mua hàng trực tiếp từ thương nhân kinh doanh gas đầu mối, mà chỉ được ký hợp đồng với 1 tổng đại lý kinh doanh gas. Đồng nghĩa với việc hạn chế các cửa hàng, hộ kinh doanh tự do lựa chọn nhiều đơn vị cung cấp gas cho mình. Trong khi đó, Nghị định 107 của Chính phủ, cho phép cửa hàng gas được ký hợp đồng với 3 thương nhân kinh doanh gas. Theo tính toán của giới kinh doanh, nếu buộc phải thuân thủ những quy định "tự sáng tác” theo Công văn 290 của Sở Công thương TP.HCM, giá gas sẽ "đội” lên từ 25.000- 35.000 đồng/bình 12kg so với nhập trực tiếp từ thương nhân đầu mối, tước bỏ quyền mua gas đạt chất lượng tốt của người tiêu dùng.

Hộ kinh doanh gas và người tiêu dùng lo lắng bởi giá gas sẽ đắt đỏ hơn nếu phải qua nhiều khâu trung gian (ảnh minh họa).

Hộ kinh doanh gas và người tiêu dùng lo lắng bởi giá gas sẽ đắt đỏ hơn nếu phải qua nhiều khâu trung gian (ảnh minh họa).

Công văn được lý giải vì mục đích tăng cường quản lý, chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh gas trên địa bàn. Mặc dù vậy, với những quy định khó hiểu, bước đầu đã nhận được nhiều phản ứng gay gắt của giới kinh doanh. Giới chuyên môn dự báo sẽ xảy ra nhiều hệ lụy, tác động xấu đến môi trường kinh doanh gas hiện nay, nếu như chủ trương này được áp dụng trong thực tế.

Hiện nay đa số các thương nhân phân phối gas chưa đạt điều kiện theo tinh thần Nghị định 107, do phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Thế nhưng, việc Sở Công thương áp đặt một cách máy móc khi không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas cho các khách hàng là tổng đại lý, đại lý, các cửa hàng kinh doanh gas của các thương nhân phân phối cấp 1, dẫn đến tình trạng các thương nhân phân phối cấp 1 có nguy cơ buộc phải ngưng hoạt động. 

Ai được hưởng lợi từ Công văn trái pháp luật?

Người tiêu dùng luôn có tâm lý muốn được sử dụng sản phẩm có chất lượng cộng với giá cả phù hợp. Theo tính toán của các doanh nghiệp kinh doanh gas tại TP.HCM, nếu Công văn 290 của Sở Công thương được thực hiện thì đối tượng chịu thiệt thòi là các doanh nghiệp, và đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp là người tiêu dùng. Người tiêu dùng không có được nhiều sự lựa chọn về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả. Khi phải thông qua khâu trung gian là tổng đại lý, các đại lý sẽ đẩy chi phí lên cao so với việc nhập hàng trực tiếp từ doanh nghiệp đầu mối.

Ngoài ra, việc thành lập thêm khâu trung gian là tổng đại lý khiến giá thành tại các cửa hàng bán gas tăng cao. Thị trường bị triệt tiêu tính cạnh tranh; người tiêu dùng phải gánh chi phí tăng thêm trên giá bán mỗi bình gas, mà chưa hẳn là nhận được sản phẩm an toàn, chất lượng như mong đợi.

Công văn 290 đã vi phạm nghiêm trọng Nghị định số 107, không cho phép thương nhân phân phối gas đầu mối được bán hàng tới cửa hàng, và bán gas theo hợp đồng cho khách hàng tiêu thụ trực tiếp. Sở Công thương đã áp dụng biện pháp hành chính để chuyển các khách hàng của thương nhân đầu mối sang cho các tổng đại lý, đại lý. Đây là một động thái không bình thường, khiến cho giới kinh doanh gas đặt dấu hỏi: Liệu đây có phải là một động tác kỹ thuật làm lợi cho quyền lợi của một "nhóm lợi ích” nào trong lĩnh vực này hay không?

Theo thống kê của Chi hội gas miền Nam, tại TP.HCM hiện có khoảng 1.300 cửa hàng kinh doanh gas, trong đó có gần 1.000 cửa hàng hoạt động theo hộ kinh doanh cá thể. Các hộ này có quyền lấy sản phẩm từ tổng đại lý, đại lý và các thương nhân đầu mối. Các bên đã có một quá trình xây dựng thương hiệu, làm ăn có hiệu quả trong suốt một thời gian dài. Có thể khẳng định, các cửa hàng kinh doanh gas là một thứ tài sản hữu hình lẫn vô hình của các thương nhân đầu mối. Công văn 290 của Sở Công thương TP.HCM không cho phép hai chủ thể này mua bán hàng hóa với nhau, đã thể hiện sự can thiệp vượt thẩm quyền, trái pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước vào thị trường kinh doanh gas hiện nay.

Việc áp dụng các biện pháp hành chính để tác động, can thiệp vào hoạt động kinh doanh mà Công văn 290 của Sở Công thương TP.HCM thể hiện lối tư duy ấu trĩ, lỗi thời, bất cập với thực tiễn, gây tác động xấu, ảnh hưởng đến thị trường, cộng đồng kinh doanh và người tiêu dùng; làm suy giảm sự phát triển kinh tế TP.HCM- một thị trường lớn nói riêng và cả nước nói chung.

Thị trường gas: Quản cũng như không?

Theo dự thảo về kinh doanh khí, nhiều quy định mới sẽ được áp dụng với các đại lý kinh doanh gas. Tuy nhiên, những chế tài mạnh để kiểm soát thị trường vẫn không được như kỳ vọng.

 

http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=94431&menu=1366&style=1

Theo Bảo Trung/ Đại Đoàn Kết

Bạn có thể quan tâm