Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thị trường chứng khoán ổn định, thông suốt trong mọi tình huống

Đây là thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau khi Thủ tướng ban hành Chỉ thị 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Chiều 31/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) khẳng định hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán là dịch vụ thiết yếu và được đảm bảo tổ chức giao dịch an toàn, ổn định, thông suốt trong mọi tình huống.

UBCKNN yêu cầu các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, thành viên lưu ký chứng khoán tích cực đổi mới, cải tiến cách làm việc nhằm thích ứng với bối cảnh phòng, chống dịch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành hoạt động, giao dịch.

Các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) sẵn sàng ứng phó trước diễn biến của dịch Covid-19 theo kịch bản ứng phó với các tình huống của dịch bệnh đã báo cáo UBCKNN.

Thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được đưa ra sau khi thị trường ngày 31/3 trải qua một phiên rung lắc mạnh.

Trong phiên sáng, VN-Index phục hồi mạnh mẽ và có thời điểm tiến sát mốc 680 điểm. Tuy nhiên, ngay đầu phiên chiều, VN-Index chịu áp lực bán gia tăng đột ngột sau chỉ thị cách ly toàn xã hội từ 1/4 và giảm mạnh xuống dưới mốc tham chiếu trước khi hồi phục và đóng cửa với mức tăng nhẹ 0,3 điểm, đạt 663 điểm.

Trên sàn HoSE, độ rộng thị trường vẫn nghiêng về bán với 214 cổ phiếu giảm, 152 mã tăng, 65 mã đứng giá.

Tại sàn Hà Nội, số mã đóng cửa trong sắc đỏ cũng nhiều hơn sắc xanh với tỷ lệ 95-67. HNX-Index giảm 0,7%. UPCoM-Index tăng 0,2%.

Nhóm cổ phiếu bluechip hôm nay có sự phân hóa lớn. CTD (Coteccons), EIB (Eximbank), VPB (VPBank), ROS (FLC Faros) giảm kịch biên độ sàn. Trong khi đó, VIC (Vingroup), HDB (HDBank), HPG (Hòa Phát), BVH (Bảo Việt) tăng mạnh hơn thị trường chung với mức 3%.

Thanh khoản ở mức thấp với giá trị khớp lệnh chưa đến 3.000 tỷ đồng trên toàn thị trường. Khối ngoại có thêm một phiên bán ròng với giá trị hơn 400 tỷ đồng, tập trung vào một số mã như MSN (Masan) - 126 tỷ, VIC - 73 tỷ, VNM (Vinamilk) - 35 tỷ.

chung khoan anh 1

Diễn biến của VN-Index trong quý I. Ảnh: VNDS.

Trên các thị trường trong khu vực, đà tăng điểm xuất hiện đồng loạt hôm nay. Chỉ số tăng mạnh nhất là Kospi tại Hàn Quốc với mức 2,2%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 1,4%. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite tăng 0,1% và Shanzhen Component tăng 0,6%.

“Thị trường đáng lẽ đã có một phiên tăng mạnh cùng xu hướng với các thị trường trên thế giới nhưng việc nỗ lực lấy lại sắc xanh khi đóng cửa cũng rất tích cực trong bối cảnh thanh khoản thấp và khối ngoại bán ròng mạnh”, MBS nhận định về chứng khoán trong nước phiên 31/3.

Đơn vị này khuyến nghị nhà đầu tư cần tỉnh táo trong việc sử dụng thông tin trong thời điểm hết sức nhạy cảm này.

“Trong vòng 2 tuần tới, thị trường sẽ ở trong giai đoạn nhạy cảm khi Chính phủ có động thái mạnh mẽ để kiếm chế tối đa khả năng lây nhiễm dịch. Điều này có thể tác động làm tâm lý nhà đầu tư thận trọng”, Mirae Asset đánh giá.

Chứng khoán mất hơn 5% ngay phiên đầu tuần

Chốt phiên sáng 30/3, VN-Index giảm 37 điểm, mất 5,3% so với mốc tham chiếu và xuống 659 điểm. Trong danh mục VN30, tất cả cổ phiếu đều giảm, trong đó có 7 mã giảm hết biên độ.

Việt Đức

Bạn có thể quan tâm