Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thêm người mất tiền vì tin kẻ mạo danh công an

Giả danh cơ quan công an để gọi điện lừa đảo không phải thủ đoạn mới, song nhiều người vẫn sập bẫy vì cả tin.

Dù không mới, thủ đoạn gọi điện mạo danh để lừa đảo vẫn khiến nhiều người sập bẫy.

Trong bản tin tuần vừa qua, Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ Thông tin & Truyền thông, tiếp tục cảnh báo một số hình thức lừa đảo trực tuyến đáng chú ý.

Dù không quá mới, hình thức mạo danh vẫn được kẻ lừa đảo sử dụng để tiếp cận nạn nhân, chiếm đoạt số tiền lớn.

Bị kẻ mạo danh công an hù dọa, người phụ nữ mất hơn 1 tỷ đồng

Ngày 3/6, Công quan quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) cho biết đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Cụ thể, vào 24/5, Công an phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm tiếp nhận tin trình báo của bà N. (SN 1953, ngụ quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) về việc bị chiếm đoạt tài sản.

Bà N. cho biết đã nhận cuộc gọi của người tự xưng cán bộ công an. Đối tượng thông báo bà có liên quan đường dây buôn bán ma túy và rửa tiền, yêu cầu cung cấp tài khoản ngân hàng để chứng minh không liên quan.

Lua mao danh cong an anh 1

Bị đối tượng giả danh công an thông báo dính án hình sự, người phụ nữ bị chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng. Ảnh: Cục ATTT.

Do lo sợ, bà N. chuyển 1,1 tỷ đồng vào tài khoản của các đối tượng để xác minh. Sau đó, nạn nhân biết mình bị lừa nên đến cơ quan công an trình báo.

Để ngăn chặn tình trạng trên, Cục ATTT khuyến cáo người dân cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn gọi điện giả danh cơ quan chức năng nhằm tránh bẫy lừa đảo của đối tượng xấu.

Khi làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc qua công an địa phương, tuyệt đối không yêu cầu người dân cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cũng như chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.

Người dân không nên vội vàng làm theo yêu cầu, hướng dẫn của đối tượng. Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức.

Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất.

Giả giáo viên dạy lái xe, lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Ngày 30/5, Công an huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An) cho biết đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Văn Hùng (32 tuổi, ngụ xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Qua điều tra bước đầu, cơ quan công an xác định Hùng lập tài khoản Facebook tên “Mạnh Hùng”, tự giới thiệu là giáo viên một trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe.

Trên tài khoản này, Hùng đăng tải nội dung nhận làm hồ sơ thi, nâng hạng, phục hồi giấy phép lái xe. Đối tượng nói nếu đăng ký làm hồ sơ thi, nâng hạng bằng lái thì không phải thi phần lý thuyết, chỉ cần thi sát hạch và sẽ được lo toàn bộ.

Lua mao danh cong an anh 2

Giả danh nhân viên dạy lái xe, lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của nhiều nạn nhân. Ảnh: Cục ATTT.

Do tin tưởng, nhiều người liên hệ Hùng để làm hồ sơ thi bằng lái và nâng hạng bằng lái. Nhiều người đã chuyển tiền vào tài khoản theo yêu cầu của đối tượng.

Bước đầu, cơ quan công an xác định bị can Hùng đã lừa 15 người tại Nghệ An, 10 người ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Gia Lai và Bình Phước, chiếm đoạt của các nạn nhân hơn 300 triệu đồng.

Trước thông tin trên, Cục ATTT khuyến cáo người dân tuyệt đối cảnh giác khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ trên mạng xã hội. Cần xác minh rõ ràng danh tính đối tượng, yêu cầu cung cấp thông tin cần thiết, đảm bảo lựa chọn nơi uy tín.

Ngoài ra, tuyệt đối không vội vàng tin tưởng, làm theo hướng dẫn của đối tượng lạ. Không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng để tránh sập bẫy lừa đảo.

Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất.

Cảnh báo chiêu trò mua hàng online giá rẻ

Một người tên Xiao Li (sống tại Dương Châu, Trung Quốc) đã mắc bẫy lừa đảo khi mua hàng qua nền tảng trực tuyến.

Li là sinh viên và muốn mua điện thoại giá rẻ. Trong quá trình tìm kiếm, người này bắt gặp quảng cáo smartphone giảm giá. Với ưu đãi quá hấp dẫn, Li chủ động liên hệ người bán để biết thêm thông tin.

Sau khi kết bạn qua WeChat, đối tượng đưa ra một chiếc iPhone tình trạng mới, giá chỉ hơn 1.500 tệ (khoảng 5 triệu đồng). Người này cam kết hàng sẽ được gửi ngay lập tức nếu Li thanh toán toàn bộ số tiền.

Lua mao danh cong an anh 3

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo mua hàng giá rẻ trực tuyến tại Trung Quốc. Ảnh: Cục ATTT.

Đối tượng gửi vài mã QR để Li thanh toán trên Alipay. Bỏ qua lời cảnh báo lừa đảo mà ứng dụng đưa ra, Li nhanh chóng mượn tài khoản của một người bạn và giao dịch.

Sau khi chuyển tiền, đối tượng nói cần trả thêm phụ phí 500 tệ (khoảng 1,7 triệu đồng). Sau khi làm theo hướng dẫn, đối tượng hủy kết bạn với Li, xóa toàn bộ thông tin liên hệ. Nhận ra mình bị lừa, Li trình báo vụ việc với cảnh sát địa phương.

Theo Cục ATTT, người dân cần cảnh giác khi giao dịch mua bán hàng trực tuyến. Cẩn thận khi bắt gặp những sản phẩm giá rẻ bất thường, tuyệt đối không mua hàng từ đối tượng sở hữu tài khoản mạng xã hội ảo, ít thông tin cá nhân, tương tác...

Ngoài ra, cần xác định kỹ danh tính của người bán, đối chiếu với tài khoản ngân hàng nhằm xác thực trước khi chuyển tiền.

Trong trường hợp gặp đối tượng lừa đảo, người dân cần lập tức liên hệ ngân hàng và báo cáo giao dịch lừa đảo, liên hệ các cơ quan công an để kịp thời truy vết và xử lý đối tượng.

Nhóm người săn lùng loại mã độc nguy hiểm nhất thế giới công nghệ

Trong quyển sách mới, Renee Dudley và Daniel Golden đưa độc giả đến gần hơn với cuộc chiến thầm lặng của những chuyên gia công nghệ toàn cầu, chống lại kẻ đứng sau ransomware.

'Hãy coi điện thoại và SIM như tiền trong tài khoản ngân hàng'

Để phòng tránh lừa đảo chiếm tài khoản ngân hàng, người dùng cần coi điện thoại và SIM quan trọng như tiền trong tài khoản.

Mất gần 15 tỷ vì cá cược trên mạng

Nghe lời đối tượng tự xưng kỹ sư phần mềm, người phụ nữ tại Quảng Ninh bị lừa số tiền lớn vì tham gia cá cược trên Internet.

Tin kẻ mạo danh 'Cục An ninh mạng' lấy tiền bị lừa, mất 600 triệu đồng

Bị đối tượng giả danh người quen vay 6 triệu đồng, một phụ nữ tại Nghệ An sử dụng dịch vụ "lấy lại tiền lừa đảo" trên mạng, cuối cùng mất thêm 600 triệu.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm