Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thế nào là tiếp thị siêu kênh?

Khi tiếp thị tiếp tục tiến hóa, chúng ta đang hướng đến một khái niệm vượt ra ngoài tiếp thị hợp kênh, một phương pháp mới được gọi là tiếp thị siêu kênh (metamarketing).

Tiếp thị hợp kênh là một phương pháp tiếp cận tích hợp hơn, trong đó một công ty tạo ra trải nghiệm khách hàng liền mạch trên tất cả các kênh. Khách hàng có thể tương tác với thương hiệu thông qua bất kỳ kênh nào, chẳng hạn như cửa hàng thực, mạng xã hội, trang web hoặc ứng dụng di động, và nhận được thông điệp và trải nghiệm nhất quán. Mỗi kênh có thể đóng một vai trò khác nhau trong việc thúc đẩy khách hàng trong toàn bộ hành trình mua hàng.

Ví dụ, hãy xem xét cách thức hoạt động của “webrooming” so với “showrooming”. Trong kịch bản “webrooming”, khách hàng nghiên cứu sản phẩm trực tuyến trước khi mua hàng tại cửa hàng vật lý. Lấy ví dụ về thiết bị điện tử tiêu dùng. Khách hàng có thể tìm hiểu về một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay mới trực tuyến trước khi đến cửa hàng vật lý để tự mình đánh giá sản phẩm và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp này, phương tiện truyền thông trực tuyến đóng một vai trò quan trọng ở đầu phễu, trong khi kênh ngoại tuyến nằm ở cuối phễu tiếp thị.

Tiep thi anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Upstart.

Tuy nhiên, trong kịch bản “showrooming”, vai trò của phương tiện truyền thông truyền thống và kỹ thuật số bị đảo ngược. Ví dụ, trong ngành bán lẻ thời trang, khách hàng thường đến các cửa hàng thực để thử quần áo và xem chúng vừa vặn như thế nào trước khi mua hàng trực tuyến để có giá tốt hơn và đầy đủ màu sắc hơn. Hỗn hợp phương tiện truyền thông là truyền thống ở đầu phễu và kỹ thuật số ở cuối phễu.

Các nhà tiếp thị coi tiếp thị hợp kênh là một bước tiến so với phương pháp tiếp cận đa kênh vì nó cho phép các doanh nghiệp tạo ra hành trình khách hàng liền mạch, bất kể khách hàng tương tác với thương hiệu như thế nào. Bằng cách hiểu được vai trò của các kênh khác nhau trong hành trình mua hàng, doanh nghiệp có thể cung cấp thông điệp và trải nghiệm nhất quán trên tất cả các kênh và phục vụ khách hàng tốt hơn. Điều này, đến lượt nó, có thể cải thiện nỗ lực tiếp thị tổng thể của họ và tăng lòng trung thành của khách hàng.

Khi tiếp thị tiếp tục tiến hóa, chúng ta đang hướng đến một khái niệm vượt ra ngoài tiếp thị hợp kênh, một phương pháp mới được gọi là tiếp thị siêu kênh (metamarketing). Tiếp thị siêu kênh là một bước tiến so với tiếp thị hợp kênh thông qua việc cung cấp một cách tiếp cận tương tác và nhập vai để mang đến trải nghiệm khách hàng. Giống như tiếp thị đa kênh và tiếp thị hợp kênh, tiếp thị siêu kênh là về việc thống nhất trải nghiệm khách hàng ở hai khía cạnh vật lý và kỹ thuật số.

Trong khi tiếp thị đa kênh cung cấp cho khách hàng các kênh trực tuyến và ngoại tuyến dựa trên sở thích của họ và tiếp thị hợp kênh tích hợp các điểm tiếp xúc thực và kỹ thuật số để có trải nghiệm liền mạch, thì tiếp thị siêu kênh nỗ lực tạo ra một hành trình khách hàng nhập vai hoàn toàn (xem Hình 1.2).

Nó liên quan đến việc cung cấp trải nghiệm kỹ thuật số trong không gian vật lý hoặc cung cấp trải nghiệm thực tế trong môi trường ảo − hiện thực hóa sự hội tụ đỉnh cao của thế giới thực và kỹ thuật số. Mặc dù vẫn là một khái niệm tương đối mới, tiếp thị siêu kênh cho thấy tiềm năng to lớn đối với các doanh nghiệp đang tìm cách đi trước đón đầu.

Các trụ cột của Tiếp thị 6.0

Tiếp thị 6.0, hay tiếp thị siêu kênh, bao gồm một loạt chiến lược và chiến thuật cho phép các công ty mang đến trải nghiệm toàn nhập trên cả phương tiện truyền thông vật lý và kỹ thuật số. Để đạt được điều này, Tiếp thị 6.0 dựa trên một số trụ cột thiết yếu được tổ chức thành ba lớp riêng biệt.

Lớp đầu tiên, đóng vai trò là nền tảng, bao gồm các yếu tố công nghệ cho phép kết hợp trải nghiệm vật lý và kỹ thuật số. Các công nghệ này cung cấp nền tảng cho lớp thứ hai, bao gồm hai môi trường riêng biệt: thực tế mở rộng và metaverse. Thực tế mở rộng đề cập đến không gian vật lý được tăng cường kỹ thuật số, trong khi metaverse là thế giới ảo cung cấp trải nghiệm gần giống với đời thực.

Cuối cùng, lớp thứ ba là lớp trên cùng bao gồm các trải nghiệm hướng đến khách hàng, được đặc trưng bởi sự tương tác đa giác quan (bao gồm cả năm giác quan), trải nghiệm kỹ thuật số không gian (3D) và tiếp thị trong metaverse (thế giới ảo).

Philip Kotler, Hermawan Kartajaya, Iwan Setiawan/NXB Trẻ

Bình luận

SÁCH HAY