Thế lưỡng nan của người tù của tác giả William Poundstone là một khái niệm mang tính toàn cầu. Nó là một bài toán điển hình trong lý thuyết trò chơi mô tả sự tiến thoái lưỡng nan của những người tham gia vào một trò chơi phụ thuộc lẫn nhau trong việc lựa chọn giữa hợp tác hay bất hợp tác. Thế lưỡng nan này tồn tại ở bất cứ nơi nào có sự mâu thuẫn về mặt lợi ích.
Hiện nay, những nhà lý luận đã nhận thấy sự vận dụng khái niệm này trong sinh học, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, và luật học. Có rất nhiều tình huống, trong đó, một người có thể hi sinh bản thân để cứu những người khác. Người bố hoặc người mẹ có thể cứu con mình với lý do rằng đứa con còn nhiều năm để sống hơn. Nhưng cho dù là lí do gì – chắc chắn là hai người sẽ khó mà có cùng một lý do – thì kết quả của một quyết định sống còn chỉ có ba khả năng.
Trường hợp ít xấu nhất là cả hai có cùng quyết định về việc ai nên hi sinh và ai nên được cứu. Khi đó, người nên hy sinh sẽ ấn nút và cứu người kia. Khả năng thứ hai là cả hai đều quyết định sẽ cứu nhau. Người mẹ quyết định cứu cô con gái, người còn nhiều năm để sống hơn, và cô con gái quyết định cứu mẹ, người đã sinh ra cô. Trong trường hợp này, hai người sẽ muốn ấn nút trước. Trường hợp xấu nhất là cả hai đều quyết định mình nên là người được cứu. Khi đó, sẽ không ai ấn nút, đồng hổ vẫn chạy, và…
Bìa cuốn "Thế lưỡng nan của người tù", sách có giá 129000 đồng. |
Những thế tiến thoái lưỡng nan trong đời thực được tạo ra không phải bởi những nhà khoa học điên khùng mà bởi vô số cách lặt vặt mà lợi ích cá nhân của chúng ta xung đột với lợi ích của người khác và của xã hội.
Thế lưỡng nan của người tù sẽ cho chúng ta biết được rất nhiều về bản chất của các sự kiện cực kỳ quan trọng trong lịch sử như Chiến tranh Lạnh hay khủng hoảng hạt nhân Cuba, cuộc khủng hoảng suýt nữa đã kéo nhân loại vào Thế Chiến III. Tất cả những sự kiện đó đều mang đậm dấu ấn của lí thuyết trò chơi.