Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Thế giới thoát được 'đại dịch kép' như thế nào?

Các nhà khoa học khám phá ra một lý thuyết chứng minh việc tiếp xúc với một loại virus gây bệnh đường hô hấp trước đó sẽ giúp cơ thể "cảnh giác" với những mầm bệnh tương tự.

tai sao khong the co 2 dai dich cung 1 luc anh 1

Các nhà khoa học khám phá ra một lý thuyết giải thích vì sao dịch Covid-19 và cúm không bao giờ xảy ra cùng một lúc, dù trước đây chuyên gia y tế công cộng từng lo sợ thế giới sẽ phải đối mặt với thứ gọi là "đại dịch kép".

Họ cho rằng khẩu trang, giãn cách và các hạn chế khác chỉ là một phần nguyên nhân khiến dịch cúm và các bệnh đường hô hấp khác biến mất trong lúc Covid-19 hoành hành.

Thay vào đó, việc tiếp xúc với một loại virus đường hô hấp có thể khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể ở trong tình trạng cảnh giác cao độ. Hệ miễn dịch sẽ ngăn không cho những virus khác xâm nhập vào đường hô hấp.

Hiện tượng sinh học này, được gọi là "viral interference" (tạm dịch: Sự tương tác giữa các virus), có thể giới hạn số lượng virus đường hô hấp lưu hành trong một khu vực tại bất kỳ thời điểm nào.

“Tôi không nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến bệnh cúm và Covid-19 đạt đỉnh cùng một lúc”, tiến sĩ Ellen Foxman, nhà miễn dịch học tại Trường Y Yale, cho biết.

Ở cấp độ cá nhân, bà nói một số người có thể bị nhiễm hai đến ba loại virus cùng một lúc. Nhưng ở cấp độ cộng đồng, theo lý thuyết này, một loại virus có xu hướng trội hơn những virus khác.

Tuy nhiên, nghiên cứu về sự tương tác giữa các virus vẫn còn mới và các nhà khoa học đang vật lộn để tìm hiểu cách thức hoạt động, theo New York Times.

Số ca mắc cúm thấp "lạ thường"

Trước khi Covid-19 trở thành mối đe dọa toàn cầu, cúm là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây triệu chứng nặng phổ biến nhất mỗi năm ở Mỹ. Trong mùa 2018-2019, bệnh cúm khiến 13 triệu người phải đi khám bệnh, 380.000 ca nhập viện và 28.000 ca tử vong.

Mùa cúm 2019-2020 kết thúc trước khi Covid-19 bắt đầu hoành hành khắp thế giới, vì vậy vẫn chưa rõ hai loại virus này ảnh hưởng đến nhau như thế nào. Nhiều chuyên gia lo ngại các loại virus sẽ gây ra đại dịch kép vào năm tới.

Những lo lắng đó đã không thành hiện thực. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), mặc dù tiêm chủng chậm chạp, số ca mắc vẫn thấp lạ thường trong suốt mùa cúm 2020-2021 khi Covid-19 đang lây lan rộng.

tai sao khong the co 2 dai dich cung 1 luc anh 2

Đeo khẩu trang chỉ là một phần giúp số người nhiễm cúm giảm. Ảnh: AFP.

Chỉ 0,2% số mẫu xét nghiệm dương tính với cúm tháng 9/2020-5/2021, so với khoảng 30% trong những mùa gần đó. Số ca nhập viện thấp kỷ lục kể từ khi CDC thu thập dữ liệu vào năm 2005.

Nhiều chuyên gia cho rằng điều này là nhờ khẩu trang, giãn cách và hạn chế di chuyển, đặc biệt là trẻ nhỏ và người lớn tuổi - nhóm có nguy cơ diễn tiến nặng khi mắc cúm. Số lượng ca mắc cúm đã tăng lên một năm sau đó, vào mùa 2021-2022, nhưng các con số vẫn thấp hơn mức trung bình trước đại dịch.

Covid-19 vẫn tiếp tục là dịch thống trị trong mùa đông, phổ biến hơn nhiều so với cúm, virus hợp bào hô hấp, rhinovirus hoặc virus cảm lạnh thông thường.

Mới là những lý thuyết ban đầu

Quan điểm cho rằng có sự tác động lẫn nhau giữa các loại virus lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1960. Tiêm vaccine phòng bệnh bại liệt, có chứa một phần virus bại liệt, làm giảm đáng kể số ca nhiễm trùng đường hô hấp.

Ý tưởng này một lần nữa được nêu ra vào năm 2009. Châu Âu đã chuẩn bị sẵn trường hợp số ca mắc cúm H1N1 gia tăng vào cuối mùa hè năm đó, nhưng khi trường học mở cửa trở lại, bệnh do rhinovirus gây ra đã làm gián đoạn điều này.

Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu vai trò của phản ứng miễn dịch trong việc chống lại virus cúm.

Sau khi tiêm vaccine có chứa chủng virus đã suy yếu cho nhóm trẻ em, họ ghi nhận một chuỗi phản ứng miễn dịch phức tạp, nhưng lớp phòng vệ đầu tiên đến từ interferon. Nhóm nghiên cứu phát hiện những đứa trẻ đã có mức interferon cao có ít lượng virus cúm hơn nhiều so với trẻ có mức interferon thấp.

Những lần nhiễm virus trước đây đã tạo cơ hội cho hệ thống miễn dịch của trẻ em chống lại virus cúm.

Điều này có thể giải thích một phần lý do trẻ em, nhóm có xu hướng mắc bệnh đường hô hấp nhiều hơn người lớn, ít nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tiến sĩ Guy Boivin - nhà virus học và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Laval, Canada - cho biết cúm cũng có thể ngăn ngừa mắc Covid-19 ở người lớn.

Các nghiên cứu chỉ ra trường hợp vừa nhiễm cúm vừa mắc Covid-19 là rất hiếm. Ông lưu ý nếu cá nhân đó đang nhiễm virus cúm, họ có khả năng xét nghiệm dương tính với Covid-19 ít hơn gần 60%.

tai sao khong the co 2 dai dich cung 1 luc anh 3

Các nghiên cứu chỉ ra trường hợp vừa nhiễm cúm vừa mắc Covid-19 là rất hiếm. Ảnh: New York Times.

Những tiến bộ trong công nghệ đã giúp cho việc chỉ ra cơ sở sinh học của sự tương tác này là khả thi. Nhóm của tiến sĩ Foxman đã sử dụng mô hình đường thở của con người để chứng minh nhiễm rhinovirus sẽ kích thích interferon chống lại virus SARS-CoV-2.

Nghiên cứu của tiến sĩ Pablo Murcia, nhà virus học tại Trung tâm Nghiên cứu Virus MRC ở Đại học Glasgow, cũng có kết quả tương tự.

Nhưng tiến sĩ Murcia cũng phát hiện ra một điểm khác trong lý thuyết tương tác của virus: Nhiễm virus corona dường như không ngăn chặn nhiễm các loại virus khác. Điều đó có thể liên quan đến cách virus SARS-CoV-2 giỏi né tránh các "lớp rào phòng vệ" ban đầu của hệ thống miễn dịch, ông nói.

So với cúm, virus SARS-CoV-2 có xu hướng kích hoạt interferon ít hơn. Phát hiện này cho thấy trong một quần thể nhất định, virus nào xuất hiện trước khá quan trọng.

Tuy nhiên, virus vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng tiến hóa, các biện pháp hạn chế áp dụng trong xã hội và mô hình tiêm chủng. Do đó, tác động từ sự tương tác giữa các loại virus với nhau sẽ rõ ràng hơn cho đến khi Covid-19 biến thành bệnh đặc hiệu.

Nhìn vào các virus corona khác gây cảm lạnh thông thường, một số nghiên cứu dự đoán SARS-CoV-2 sẽ trở thành bệnh truyền nhiễm mùa đông theo mùa, trùng với mùa cúm. Nhưng Covid-19 cho thấy bản thân nó khác xa so với "những người anh em" khác.

Jeffrey Townsend - nhà thống kê sinh học tại Trường Y tế Công cộng Yale, người đã nghiên cứu về virus corona và theo dõi virus này theo mùa - cho biết: “Đây là ví dụ thú vị khiến nhiều người ngại ngần khi đưa ra những kết luận khái quát về nhiều loại virus”.

Ông Chung Nam Sơn: Thượng Hải thiếu chuẩn bị cho ứng phó với Omicron

Ông Chung Nam Sơn, chuyên gia bệnh hô hấp hàng đầu của Trung Quốc, nhận định Thượng Hải không được chuẩn bị kỹ lưỡng cho đợt bùng phát do chưa hiểu rõ đặc tính của Omicron.

Đại dịch sẽ thay đổi thế nào hậu Omicron?

Khi nhiều quốc gia cố gắng chung sống với SARS-CoV-2, bản thân virus đang biến đổi không ngừng để dễ lây lan hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng chúng sẽ ngày càng yếu đi.

Thượng Hải thừa nhận chống dịch còn yếu

Phó thị trưởng Thượng Hải (Trung Quốc) thừa nhận thiếu sót trong công tác chống dịch, khi thành phố 26 triệu dân tiếp tục ghi nhận 23.600 trường hợp mắc mới hôm 9/4.

Phương Linh

Theo New York Times

Bạn có thể quan tâm