Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Thế chấp một phần dự án để vay vốn là bình thường'

Đại diện của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, nhà đầu tư có dự án đang thế chấp ngân hàng, phản hồi về danh sách bất động sản gây chú ý vừa được Sở công bố.

Sau khi TP HCM và Hà Nội công bố các dự án bất động sản đang được thế chấp ngân hàng để vay vốn, nhiều người mua đã bày tỏ lo ngại. Trước tình hình đó, các nhà đầu tư bắt đầu lên tiếng.

Theo đại diện Tập đoàn Tân Hoàng Minh, nhà đầu tư thế chấp một phần dự án căn hộ cao cấp D’. Le Pont D’or Hoàng Cầu, động thái này hoàn toàn bình thường. Vị này dẫn ra Điều 147 Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/7/2015: “Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó”.

Đại diện Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, vốn tín dụng ngân hàng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng vốn đầu tư dự án D’. Le Pont D’or Hoàng Cầu. Thêm nữa, việc ngân hàng nhận thế chấp dự án và công khai thông tin nên được nhìn nhận là yếu tố tích cực thay vì tiêu cực. Bởi lẽ làm như thế thị trường bất động sản sẽ minh bạch, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Lập luận của vị này chỉ ra rằng, những chủ đầu tư uy tín, đủ năng lực triển khai dự án và có triển vọng kinh doanh mới được ngân hàng đồng ý thế chấp vay vốn. Khi đã cho vay vốn, ngân hàng luôn quản chặt dòng tiền, buộc chủ đầu tư phải lập tài khoản để khách hàng nộp tiền; mọi khoản thu, chi của chủ đầu tư cũng được giám sát chặt chẽ, đảm bảo tiền chi đúng mục đích. 

the chap du an bat dong san de vay von anh 1
Tập đoàn Tân Hoàng Minh thế chấp một phần dự án căn hộ cao cấp D’. Le Pont D’or Hoàng Cầu để vay vốn ngân hàng.

 

Quá trình kinh doanh của dự án cũng do ngân hàng giám sát chặt chẽ. Khi chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán căn hộ với khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành giải chấp căn hộ. Sau đó, khách hàng có thể thế chấp chính căn hộ vừa mua để vay vốn ngân hàng nếu muốn. Làm như vậy tránh được một tài sản thế chấp 2 lần, hạn chế rủi ro cho đôi bên.

Với những phân tích nói trên, đại diện Tập đoàn Tân Hoàng Minh khẳng định, việc chủ đầu tư thế chấp một phần tài sản dự án D’. Le Pont D’or - Hoàng Cầu không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của khách hàng đã mua nhà tại dự án này, cũng như việc cấp sổ đỏ sau này.

Một số chuyên gia có cùng quan điểm với nhà đầu tư này. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM chia sẻ, việc doanh nghiệp thế chấp dự án, nhà ở, công trình để vay vốn ngân hàng phát triển dự án, hoàn thành công trình nhà ở, sau đó thực hiện giải chấp là chuyện bình thường; và một số dự án được thế chấp để ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh cũng không bất thường.

Bà Vũ Thị Khuyên, Trưởng văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản - Sở Xây dựng TP HCM cũng nhận định người dân đang hiểu nhầm dự án thế chấp là doanh nghiệp yếu, trong khi đó lại là điều hết sức bình thường.

Việc thế chấp chỉ đáng lo ngại khi dự án không đủ điều kiện vẫn bán nhà, dự án đã bán nhà vẫn thế chấp, hoặc chủ đầu tư không thông báo với khách hàng là dự án đã thế chấp và không giải chấp căn hộ đã bán. Do vậy, ông Lê Hoàng Châu và nhiều chuyên gia khuyên người mua khi ký hợp đồng cần yêu cầu chủ đầu tư phải có thông báo giải chấp của ngân hàng đang nhận cầm cố dự án.

Vị trí 77 dự án BĐS thế chấp ngân hàng ở TP HCM

Theo Sở Tài nguyên – Môi trường TP HCM, đến ngày 8/6, thành phố có 77 dự án nhà ở bị mang đi thế chấp ngân hàng, một phần hoặc toàn bộ, trong đó có dự án người mua tự đi thế chấp.

Giang Minh Nguyệt

Bạn có thể quan tâm