Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thầy giáo sáng kiến nuôi ong trong bọng dừa, thu chục triệu

Với sáng kiến nuôi ong trong bọng cây dừa khô, anh Hồ Văn Tạo, thầy giáo cấp 2, ở xã Quốc Thái, huyện An Phú - An Giang đã có thêm thu nhập chục triệu đồng mỗi tháng.

Căn nhà nhỏ của anh Hồ Văn Tạo xung quanh có nhiều cây cối, là nơi lý tưởng nuôi ong trong 30 cái bọng dừa lấy mật.
Căn nhà nhỏ của anh Hồ Văn Tạo xung quanh có nhiều cây cối, nơi lý tưởng để anh thực hiện sáng kiến nuôi ong trong bọng dừa lấy mật.
Thông thường nuôi ong lấy mật thường nuôi trong các thùng gỗ, nơi yên tịnh không có người. Còn đối với anh Tạo là người đầu tiên ở miền Tây nghỉ ra cách đưa ong vào bọng dừa để nuôi trước cửa nhà hay dưới gầm sàng nhà.
Thông thường ong lấy mật được nuôi trong các thùng gỗ, nơi yên tĩnh không có người. Nhưng thầy giáo Hồ Văn Tạo lại nghĩ ra cách đưa ong vào bọng dừa để nuôi ngay trước cửa hay dưới gầm sàn nhà.
Anh Tạo cho biết, để nuôi ong trong bọng dừa, rất đơn giản chi phí đầu tư chỉ tốn 300.000 đồng cho để làm 30 cái khúc dừa để nuôi ong.
Anh Tạo cho biết,  nuôi ong trong bọng dừa rất đơn giản, ít tốn tiền đầu tư. Với 30 cái bọng dừa nuôi ong, anh chỉ phải tốn 300.000 đồng cắt cây.
Mỗi khúc dừa sau khi đục lấy hết phần ruột chiều cao 0,5m, rộng 4 tấc là lý tưởng nhất cho việc nuôi ong. Theo anh Tạo để ong sống trong bọng dừa, do ban đầu anh đi bắt các con ong chúa (loại ong tầng) ngoài thiên nhiên đưa vào bọng dừa để dụ các ông thợ về theo.
Thân cây dừa được cắt khúc với chiều cao nửa mét, chu vi khoảng 40 cm, đục lấy hết phần ruột tạo thành bọng rỗng, có nắp đậy bên trên. Để ong sống trong bọng dừa, ban đầu anh Tạo đi bắt ong chúa (loại ong tầng) ngoài thiên nhiên đưa vào để dụ ông thợ về theo, sau đó từ nguồn ong này sẽ nảy nở, không phải vất vả dụ ong nữa.
Những thanh tre được đặt song song nhau trong bọng dừa để ong có nơi xây tổ cho mật và cũng tiện mỗi khi thu hoạch.
Phía dưới mỗi bọng dừa được đục một lỗ nhỏ để cho ong bay ra vào mang phấn hoa về xây tổ.
 Bình quân  từ 20-25 ngày sẽ thu hoạch mật một lần. Theo anh Tạo, ong cho mật nhiều nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau.
Cách nuôi ong của anh Tạo trong bọng dừa người ngoài nhìn vào không biết, chỉ thấy khúc cây khô có ong bay ra vào.
 Một thời gian dài, hàng xóm cũng không phát hiện những tổ ong độc đáo này.
Mỗi khúc dừa được để xung quanh nhà có chùm bộc nilong để không bị mưa lọt vào tổ ong.
Vào mùa mưa, những tổ ong này sẽ được bọc nylong để tránh nước.
Ngoài nuôi ong ở xung quanh nhà, anh còn nuôi ở dưới tang cây ở phía sau nhà,  khoảng cách đặt ụ dừa lý tưởng nhất từ 2-3m. Để tránh ong cắn lộn vời nhau khi mỗi lần thu hoạch mật .
Mảnh vườn với những tổ ong độc đáo của thầy giáo Tạo. Để tránh ong cắn nhau mỗi lần thu hoạch mật, những ụ ong được đặt cách nhau từ 2 đến 3 m. Anh cho biết, nuôi ong trong bọng dừa không tốn nhiều thời gian nên rất hợp với công việc ở trường của một giáo viên cấp 2.
Anh là người biết bắt ong từ thuở nhỏ, khi nuôi ong ít bị ong đánh. Anh chia sẻ; “ Để ong không đánh người, đòi hỏi phải biết cách lấy mật ra khỏi tổ phải nhẹ nhàng và kết hợp ung khói để ong không cắn chích”.
"Để ong không đuổi, đốt, người nuôi phải biết cách lấy mật ra khỏi tổ sao cho nhẹ nhàng, tránh 'chọc giận' chúng", anh Tạo chia sẻ.
Hiện nay lượng mật ong của anh sản xuất ra không đủ tiêu thụ. Trước mắt anh chỉ bán cho hàng xóm tại địa phương.
 30 ụ dừa nuôi ong,  anh thu hoạch từ 8-10 lít mật ong mỗi tháng. Với giá bán 800.000 đồng/lít, mô hình nuôi ong mới mẻ, độc đáo này giúp gia đình anh có thu nhập đều đặn mỗi tháng 10 triệu đồng. 

Ngọc Trinh

Bạn có thể quan tâm