Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Thấy gì từ 4 đêm Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ?

Đại hội toàn quốc vừa qua là cơ hội để đảng Dân chủ giới thiệu về ứng viên Kamala Harris tới cử tri Mỹ, đồng thời phô diễn sức mạnh và sự tự tin trước thềm bầu cử tháng 11 tới.

dai hoi dang dan chu anh 1

Theo NPR, đại hội là nơi thống nhất đảng phái, thúc đẩy cử tri hành động khi cuộc đua bước vào giai đoạn nước rút, cơ hội để tiếp cận những cử tri cởi mở ở những bang chiến địa và giới thiệu ứng viên tới nhiều đối tượng.

Suốt tuần qua tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ, các diễn giả, từ Thống đốc Minnesota Tim Walz, Tổng thống Mỹ Joe Biden, gia đình Obama, tới gia đình Clinton,... đã nỗ lực làm điều này, cho đến khi chính ứng viên tổng thống Kamala Harris bước lên sân khấu vào đêm khép lại sự kiện.

Theo New York Times, bài phát biểu của phó tổng thống vào tối 22/8 kết thúc Đại hội kéo dài 4 ngày ở Chicago, nơi đảng Dân chủ thể hiện được cơ hội hồi sinh mạnh mẽ để đối đầu với ông Donald Trump, sau khi Tổng thống Biden quyết định rời cuộc đua vào Nhà Trắng.

Trong hội trường chật kín người ủng hộ, bà Harris trở thành người phụ nữ thứ 2 chấp nhận đề cử của đảng Dân chủ. Nhưng đây không phải là chủ đề chính trong bài phát biểu của bà. Phó tổng thống đã nhen nhóm lòng yêu nước và chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ, kể lại câu chuyện từ thuở thơ ấu để thể hiện vai trò một nhà lãnh đạo hiểu rõ tầng lớp trung lưu.

Ngày 19/8 - “Vì người dân"

Đảng Dân chủ khai mạc đại hội với sự xuất hiện của ông Joe Biden. Chỉ mới một tháng trước, đảng còn kêu gọi ông rút lui. Nhưng vào tối 19/8, các đảng viên Dân chủ đã hô vang một giai điệu khác, CNN nhận định. Họ gửi lời tri ân tới hàng chục năm phục vụ cộng đồng của tổng thống, và vì đã “truyền ngọn đuốc” cho bà Harris.

Trong bài phát biểu, ông Biden gửi thông điệp ủng hộ mạnh mẽ bà Harris cùng người đồng hành Tim Walz, trước khi đưa ra những lời chỉ trích gay gắt nhưng quen thuộc tới ông Trump, đồng thời nhấn mạnh các thành tựu trong nhiệm kỳ vừa qua.

Đêm đầu tiên cũng có sự xuất hiện của bà Hillary Clinton. 8 năm sau khi bà Clinton làm nên lịch sử với tư cách người phụ nữ đầu tiên được một đảng lớn của Mỹ đề cử làm ứng viên tổng thống, bà trở lại và kêu gọi người Mỹ “hãy phá vỡ trần kính”.

Bà Clinton cũng dành một phần nhỏ bài phát biểu chỉ trích đối thủ cũ Donald Trump. Bà nói cựu tổng thống “đã tạo nên lịch sử của riêng mình: Người đầu tiên tranh cử tổng thống với 34 bản án trọng tội”.

Quyền phá thai cũng trở thành trọng tâm trong đêm đầu tiên khi đảng Dân chủ chỉ trích ông Trump vì đã bổ nhiệm các thẩm phán bảo thủ, làm lật ngược án lệ Roe v Wade. Ngoài ra, vấn đề gây chia rẽ nhất trong đảng Dân chủ - chiến sự ở Gaza - ít được nhắc tới.

Ngày 20/8 - “Tầm nhìn táo bạo cho tương lai của nước Mỹ”

Vợ chồng Obama đã khuấy động đêm thứ 2 của Đại hội, với bài phát biểu mạnh mẽ kêu gọi người dân Mỹ từ chối ứng viên đảng Cộng hòa một lần và mãi mãi. Các bài phát biểu thực hiện trong bối cảnh đảng Dân chủ muốn giới thiệu bà Harris ở khía cạnh cá nhân hơn, đặc biệt với nhóm công chúng chỉ mới biết qua về phó tổng thống.

Theo CNN, rất ít người có tầm ảnh hưởng lớn đến tình cảm và suy nghĩ của những cử tri ủng hộ đảng Dân chủ như bà Michelle Obama. Khi bước lên sân khấu, bà nhận được tràng pháo tay dài và lớn. “Hy vọng đang trở lại”, bà nói, lặp lại chủ đề trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2008 của chồng.

Cựu đệ nhất phu nhân nói về sự lạc quan mà bà Harris mang lại sau khi trở thành ứng viên. Tuy nhiên, bà Obama cũng nhắc nhở cử tri tập trung vào mục tiêu cuối cùng. Bà khuyên những người ủng hộ đảng Dân chủ nên tránh khỏi sự “ngớ ngẩn” chờ đợi ai đó nhắc nhở hành động, và hãy "làm điều gì đó" từ bây giờ cho đến ngày bầu cử.

dai hoi dang dan chu anh 4

Vợ chồng ông Obama trong đêm Đại hội thứ 2. Ảnh: New York Times.

Trong khi đó, ông Obama chế giễu ông Trump vì “những biệt danh trẻ con”, “những thuyết âm mưu điên rồ” và “sự ám ảnh kỳ lạ về quy mô đám đông”. Bài phát biểu của cựu tổng thống gợi lại những khẩu hiệu chiến dịch của chính ông (Đúng, chúng ta có thể), với đám đông hô vang: “Đúng, bà ấy có thể”.

Theo CNN, cử tri Mỹ vẫn yêu thích ông Obama tới mức ông Trump cũng tìm cách né tránh đối đầu. Ông Trump nói mặc dù có những khác biệt với ông Obama về chính sách thương mại, “tôi tôn trọng ông ấy và vợ”.

Sự xuất hiện của ông Doug Emhoff - chồng bà Harris - đã cho công chúng Mỹ nhìn nhận những phẩm chất cá nhân của ứng viên đảng Dân chủ, khi kể câu chuyện về cách họ gặp nhau và cách phó tổng thống trở thành “Momala” của hai đứa con riêng.

Vai trò của ông Emhoff thể hiện sự tương phản rõ rệt với Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa. Hai con trai của ông Trump cũng phát biểu, nhưng không đi sâu vào câu chuyện cá nhân. Người vợ Melania Trump không phát biểu và ít can thiệp vào chiến dịch tranh cử. NPR cho rằng dù ông Emhoff không quá nổi tiếng, câu chuyện gia đình này thể hiện nhiều điều mới mẻ trên sân khấu chính trị, khi nêu bật hôn nhân đa chủng tộc và sự phức tạp khi nuôi dạy con riêng.

Đêm thứ 2 cũng có sự góp mặt của một số diễn giả ở phe đảng Cộng hòa và từng ủng hộ ông Trump.

Ngày 21/8 - “Cuộc chiến vì tự do”

Trước khi được chọn làm ứng viên phó tổng thống, ông Tim Walz chưa bao giờ có bài phát biểu quan trọng trước cử tri toàn quốc, và thậm chí còn chưa bao giờ sử dụng máy nhắc chữ. Vì vậy, trong một sự kiện toàn cựu tổng thống, lãnh đạo quốc hội và người nổi tiếng, ông Walz chọn cho mình một hình ảnh mới lạ.

Dù là thống đốc hai nhiệm kỳ và là cựu nghị sĩ, ông lại giới thiệu bản thân trong vai trò là giáo viên trung học, huấn luyện viên bóng bầu dục, thợ săn và người hàng xóm, một thành viên của cộng đồng. Bài phát biểu của ông chủ yếu nhằm chứng minh đảng Dân chủ là đảng của tự do.

Khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong bài phát biểu của thống đốc Minnesota là khi ông nhắc tới giai đoạn khó có con của hai vợ chồng. “Hope, Gus và Gwen, các con là cả thế giới của bố, và bố yêu các con”, ông nói, nêu tên con gái, con trai và vợ.

Trong khi đó, cựu Tổng thống Bill Clinton định hình cuộc bầu cử năm 2024 là sự lựa chọn giữa Harris “vì người dân” và Trump “vì chính tôi, bản thân tôi và tôi”.

Mặc dù ảnh hưởng nội bộ của ông Clinton đã suy yếu, chưa có đảng viên Dân chủ nào có thể theo bước, tạo sức hút với các cử tri da trắng thuộc tầng lớp lao động như khi ông còn ở đỉnh cao sự nghiệp. Điều này khiến cho sự xuất hiện bốn năm một lần tại Đại hội của cựu tổng thống trở thành khoảnh khắc được mong chờ.

Trong khi nhiệm vụ chính của Đại hội tập trung vào bà Harris, sự kiện năm nay cũng đóng vai trò chuyển giao thế hệ. Một số nhân vật lớn tuổi - như ông Biden, vợ chồng Clinton hay cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi - thừa nhận sức ảnh hưởng của họ không còn như trước và hoan nghênh sự xuất hiện của những gương mặt mới.

Đại hội cũng là cơ hội để các ứng viên tiềm năng tỏa sáng và tạo dựng tên tuổi trước khán giả. Bộ trưởng Giao thông Mỹ Pete Buttigieg, Thống đốc Pennsylvania Josh Shapiro và Thống đốc Maryland Wes Moore sẽ là ba cái tên người dân Mỹ có thể nghe tới nhiều trong các kỳ bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ trong 4-8 năm tới.

Ngày 22/8 - “Vì tương lai của chúng ta”

Phó tổng thống Kamala Harris đã bước lên sân khấu trong tiếng hò reo. Trọng tâm bài phát biểu của bà xoay quanh chủ đề lòng yêu nước, và coi ông Trump đối nghịch với những nguyên tắc cổ điển của nước Mỹ. Khẳng định sẽ bảo vệ tầng lớp trung lưu, bà kể câu chuyện cá nhân trong quá khứ, vừa mới lạ vừa quen thuộc với hàng triệu người Mỹ.

Mặc dù phó tổng thống không so sánh rõ ràng quá trình trưởng thành của mình với ông Trump, những diễn giả khác trước đó đã đưa ra sự tương phản trực tiếp giữa tuổi thơ của bà Harris với ông Trump - con trai của một trùm bất động sản.

Ngoài ra, khác với năm 2020, bà Harris hiện tại nhấn mạnh tới kinh nghiệm làm công tố viên như một điểm mạnh. Suốt bốn đêm, thành tích chống lại các băng nhóm xuyên quốc gia, những kẻ lạm dụng tình dục và các tổ chức kinh doanh phi pháp luôn được nhắc tới trong các bài phát biểu của những diễn giả khác.

Nhiều diễn giả cũng nhắc tới khẩu hiện mới của bà Harris “Một con đường mới phía trước” và tuyên bố chính bà Harris sẽ mở một tương lai mới. Họ tìm cách mô tả ông Trump thành nhân vật của quá khứ. Bản thân bà Harris cũng nhấn mạnh quan điểm này trong bài phát biểu, mô tả cuộc bầu cử là “cơ hội quý giá, hiếm hoi để vượt qua sự cay đắng, hoài nghi và chia rẽ trong quá khứ”.

Theo Guardian, bài phát biểu của bà Harris chỉ kéo dài 37 phút, bằng 1/3 so với thời lượng bài phát biểu của ông Trump tại Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa vào tháng 7.

Tờ báo này cũng nhận xét bài phát biểu không có câu nào đặc biệt đáng nhớ, nhưng điều đó không quan trọng bởi bà đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt và hoành tráng từ công chúng. Mặc dù không phải là bài phát biểu hay nhất Đại hội, sự kiện này vẫn góp phần lớn khẳng định bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chính trị của bà Harris.

Tiết lộ về tổng thống Mỹ

Tri Thức - Znews giới thiệu tủ sách về tổng thống Mỹ, cung cấp cho độc giả thông tin về các đời tổng thống Mỹ cùng những người thân của họ, qua đó cho phép chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn không chỉ vào cuộc đời của những nhà lãnh đạo xứ cờ hoa mà còn là vào nền chính trị Mỹ.

Bà Harris chính thức chấp nhận đề cử của đảng Dân chủ

Bà Kamala Harris đã có bài phát biểu quan trọng trong đêm thứ 4 của Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ hôm 22/8, trong đó phó tổng thống tuyên bố chấp nhận đề cử tổng thống của đảng.

Bà Harris chuẩn bị như thế nào cho thời khắc quan trọng nhất sự nghiệp

Bài phát biểu tại Đại hội đảng Dân chủ ngày 22/8 được dự đoán là thời khắc quan trọng nhất sự nghiệp của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris.

Ong Biden dang lam gi? hinh anh

Ông Biden đang làm gì?

0

Dù ông Biden “vạ miệng” trong chặng nước rút, chiến dịch tranh cử của bà Harris vẫn coi tổng thống là quân bài lý tưởng cho nhóm cử tri lao động như ở Scranton, Pennsylvania.

Elon Musk 'tro mat' hinh anh

Elon Musk 'trở mặt'

0

Tỷ phú Musk chi gần 120 triệu USD cho nỗ lực ủng hộ ông Trump, đồng thời sử dụng nền tảng X/Twitter để lan truyền thông tin sai lệch, bất chấp các tuyên bố trước đây về sự trung lập.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm