Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thay đổi của 2018: Ông Tập Cận Bình sẽ thêm quyền lực

Với những diễn biến mới vào cuối năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho sẽ củng cố quyền lực của mình trong năm 2018.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã kết thúc năm 2017 với quyền lực được củng cố đáng kể. Với những động thái mới vào cuối năm nay, CNN dẫn lời các nhà quan sát cho rằng năm 2018 sẽ chứng kiến quyền lực và tầm ảnh hưởng của ông Tập ngày càng được mở rộng.

Trong tuần này, đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo đang bàn thảo việc chỉnh sửa hiến pháp nước này, lần đầu tiên kể từ năm 2004.

Việc này được công bố ngay sau thông báo chuyển quyền chỉ huy lực lượng cảnh sát vũ trang (cảnh sát bán quân sự) từ Quốc vụ viện (chính phủ) về Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản (CPC) và Quân ủy Trung ương. 

Tap Can Binh cung co quyen luc anh 1
Chủ tịch Trung Quốc vừa có một năm thành công về nhiều mặt. Ảnh: AFP.

Lãnh đạo của "những lần đầu tiên"

Trong Đại hội lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10, "Tư tưởng Tập Cận Bình" đã được bổ sung vào điều lệ đảng, một vị thế chưa từng có đối với bất kỳ lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ sau Mao Trạch Đông.

Một số chuyên gia cho rằng đảng Cộng sản Trung Quốc có thể cân nhắc bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch và cho phép ông Tập nắm quyền sau 2022.

Margaret Lewis, một chuyên gia về hệ thống pháp lý Trung Quốc tại Đại học Quốc lập Đài Loan (NTU), nói rằng ông Tập đã giành được "chiến thắng chính trị to lớn" bằng việc được bổ sung tư tưởng vào điều lệ đảng, và ông "không cần thay đổi quy định về nhiệm kỳ nhằm có được quyền lực cực kỳ to lớn".

Không giống như vị trí chủ tịch nước, quy định của đảng Cộng sản Trung Quốc không giới hạn thời gian giữ chức tổng bí thư. Ông Tập vừa là tổng bí thư đảng, vừa là chủ tịch nước.

Tap Can Binh cung co quyen luc anh 2
Ông Tập phát biểu trong lễ ra mắt Thường vụ Bộ chính trị mới sau Đại hội 19. Ảnh: AFP.

Cũng trong tuần này, Bộ Chính trị Trung Quốc vừa có một phiên họp tự kiểm điểm và tuyên bố sẽ đi theo sự chỉ đạo của ông Tập.

"Ông Tập đã thể hiện niềm tin và ý chí sắc đá, sự cam kết rõ ràng đối với nhân dân, bản lĩnh chính trị cùng chiến thuật vượt trội cộng với ý thức trách nhiệm mạnh mẽ trong việc lãnh đạo đảng Cộng sản và Trung Quốc đối mặt với những thách thức to lớn trong hoàn cảnh mới", Bộ Chính trị Trung Quốc cho biết trong thông cáo sau cuộc họp tự kiểm điểm.

Trong khi đó, bà Lewis nói rằng sự kiện vừa qua là một điển hình cho việc "dưới thời ông Tập, những sự chệch hướng rất khó nhận được sự dung thứ".

Đả Hổ, Diệt Ruồi 2.0

Một số chuyên gia khác cho rằng các thay đổi hiến pháp có thể mở đường cho việc hình thành một Ủy ban Giám sát Nhà nước (NSC), tức cơ quan chống tham nhũng toàn quốc.Việc hình thành Ủy ban Giám sát Quốc gia sẽ tăng cường kỷ luật và giúp kiểm soát một phạm vi lớn các hoạt động xã hội.

Việc chống tham nhũng trước nay vốn được ông Tập đề cao từ khi lên nắm quyền, dù vậy phạm vi nhắm đến của chiến dịch chỉ mới nằm trong các cơ quan đảng và quân đội. Dù cho bị chỉ trích là sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để loại bỏ các đối thủ chính trị tiềm năng và củng cố quyền lực, chiến dịch này về cơ bản đã nhận được sự ủng hộ của công chúng.

Tap Can Binh cung co quyen luc anh 3
Chiến dịch Đả Hổ, Diệt Ruồi là một trong những dấu ấn trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tập tại Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Trong bản báo cáo gần đây về khung dự thảo đề xuất cho Ủy ban Giám sát Quốc gia.

Quan trọng nhất, hệ thống "song quy" - cho phép giam giữ bí mật các đảng viên bị nghi ngờ tham nhũng - sẽ bị thay thế bằng thay thế bằng hệ thống "lưu giữ". Hệ thống này sẽ áp dụng không chỉ cho đảng viên mà cả người làm việc trong các công ty nhà nước, viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục, y tế công.

Dù phần lớn các thay đổi này nhằm hợp thức hóa những việc đã được tiến hành, chuyên gia cho rằng Trung Quốc muốn được công nhận và hợp tác của quốc tế đối với chiến dịch chống tham nhũng.

Trong chiến dịch Săn Cáo, Trung Quốc nhiều lần yêu cầu chính phủ các nước trục xuất hoặc ban bố lệnh truy nã quốc tế đối với nghi phạm tham nhũng của nước này, dù vậy thành công họ nhận được thường không nhiều.

"Điểm trở ngại đối với các quốc gia đang được yêu cầu dẫn độ nghi phạm Trung Quốc là cơ quan (trong hệ thống hiện tại của Trung Quốc) là một cơ quan đứng ngoài pháp luật", một chuyên gia nhận định.

Kiểm soát trực tiếp 1,5 triệu cảnh sát vũ trang

Ngoài việc củng cố quyền lực trong đảng, nhiệm kỳ vừa qua của Chủ tịch Tập cũng chứng kiến việc ông tăng cường kiểm soát đối với lực lượng vũ trang nước này.

"Tầm quan trọng của việc đảng kiểm soát quân đội là một điều thường được nhắc đến, nhưng ông Tập đã nhấn mạnh nó trong nhiệm kỳ của ông", Tom Rafferty, Giám đốc về Trung Quốc của hãng tư vấn Economist Intelligence Unit, nói với CNN hồi đầu năm nay.

Công cuộc tăng cường kiểm soát này được tiếp tục vào tuần qua với việc lực lượng cảnh sát có vũ trang, gồm 1,5 triệu người, được đặt dưới quyền ra lệnh của Trung ương đảng và Quân ủy Trung ương, cơ quan do ông Tập đứng đầu.

Tap Can Binh cung co quyen luc anh 4
Lực lượng cảnh sát bán vũ trang tuần tra tại thủ đô Bắc Kinh vào cuối năm 2017. Ảnh: AFP.

Trước đây, cảnh sát có vũ trang nhận lệnh từ cả Quân ủy Trung ương lẫn Quốc vụ viện. Cấu trúc này cho phép chính quyền cấp thấp triển khai cảnh sát vũ trang để đối phó với các thảm họa tự nhiên, biểu tình và khủng hoảng con tin. 

Theo ông Nee, cảnh sát vũ trang là lực lượng thường được triển khai trong các tình huống bạo động, biểu tình quy mô lớn và tấn công khủng bố, "can dự rất nhiều vào việc duy trì trật tự xã hội", đặc biệt ở những "điểm nóng" như Tây Tạng và Tân Cương.

Trong một bài xã luận hôm 27/12, Nhân Dân Nhật báo, có quan ngôn luận của đảng Cộng sản, nói rằng thay đổi mới này là một "quyết định chính trị quan trọng... sẽ tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng đối với quân đội và các nhánh khác của lực lượng vũ trang nhân dân và đảm bảo sự ổn định và thịnh vượng của đảng cũng như đất nước".

Nhà phân tích sống tại Hong Kong, ông Johnny Lau Yui-sui nói với tờ South China Morning Post rằng việc này sẽ "đặt tất cả quyền lực quân sự ở Trung Quốc vào tay ông Tập".

"(Trước đây) cảnh sát vũ trang trong thực tế đã trở thành một lực lượng vũ trang địa phương", South China Morning Post dẫn lời một nhà quan sát ở Bắc Kinh. "Các thế lực chính trị ở địa phương có thể sử dụng lực lượng này chống lại chính quyền trung ương".

Một nguồn tin giấu tên trong cảnh sát vũ trang nói rằng với hệ thống hiện tại, ngay cả quan chức cấp hạt cũng có thể điều động lực lượng này. Giờ thì họ cần sự gật đầu từ Bắc Kinh.

Trung Quốc 'bao vây' Ấn Độ trên bàn cờ Nam Á

Trung Quốc đang kéo các nước Nam Á về phía mình, đẩy Ấn Độ vào thế bị bao vây nhưng New Delhi quyết tâm không chịu nhún nhường trước Bắc Kinh trong ván cờ đầy toan tính này.

Trung Quốc sáp nhập lực lượng cảnh sát vũ trang vào quân đội

Trung Quốc sẽ chuyển lực lượng cảnh sát bán quân sự, tức Cảnh sát Vũ trang Nhân dân, về dưới quyền kiểm soát của Quân ủy Trung ương Trung Quốc từ ngày 1/1/2018.





Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm